26/04/2023 4:25 PM
Theo khảo sát về huy động vốn mới nhất của các hiệp hội bất động sản khu vực, các nhà đầu tư đến từ châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã trở thành nguồn vốn chính cho ngành bất động sản toàn cầu khi các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm châu Âu rút khỏi thị trường.

https://www.bain.com/contentassets/7b28d8faa1d14cc09aa4d1c33aaa25d2/apac_pe_cover_16.9_adj.jpg

Hơn một phần ba (35%) lượng vốn huy động trên toàn cầu đầu tư vào bất động sản tư nhân trong năm 2022 đến từ các nhà đầu tư APAC, trong khi đóng góp từ các nhà đầu tư châu Âu giảm từ 41% xuống còn 30% vào năm 2021.

Đây là lần đầu tiên sau 6 năm các nhà đầu tư châu Âu thất bại trong việc thống trị thị trường vốn bất động sản toàn cầu kể từ năm 2016 khi ngôi vương thuộc về các nhà đầu tư Bắc Mỹ.

Theo cuộc khảo sát về huy động vốn được các hiệp hội bất động sản khu vực thực hiện vào đầu năm nay, các nhà đầu tư châu Âu nhận thấy đang phân bổ vốn quá mức vào các bất động sản tư nhân so với các đối tác từ Bắc Mỹ và APAC, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đã niêm yết suy giảm. Do đó, họ có ý định giảm tỷ trọng đầu tư vào bất động sản trong thời gian tới.

Trái ngược với các nhà đầu tư châu Âu, các tổ chức đến từ APAC đang phân bổ dưới mức trần đặt ra đối với bất động sản, với tỷ lệ đầu tư trung bình là 6,3% ngân sách toàn quỹ, thấp hơn hai điểm phần trăm so với mục tiêu của họ là 8,3%.

Điều này chủ yếu là do chính sách khác nhau của các ngân hàng trung ương ở từng khu vực.

“Các ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ và Châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, các điều kiện tiền tệ trên khắp khu vực APAC được nới lỏng hơn, điều này có tác động trực tiếp đến việc phân bổ vốn đầu tư”.

Cũng theo khảo sát trên, lần đầu tiên chưa đến một nửa số vốn huy động cho bất động sản đến từ các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, thường thống trị thị trường vốn từ các tổ chức tại châu Âu. Các quỹ nhà nước và các tổ chức chính phủ, thường thống trị tại APAC, chiếm 15% - tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận cho nhóm đầu tư này.

Việc huy động vốn toàn cầu nói chung đã giảm từ 254 tỷ Euro vào năm 2021 xuống còn 246 tỷ Euro vào năm 2022. Mức giảm khiêm tốn 8 tỷ Euro so với mức cao kỷ lục của năm trước đó cho thấy “hoạt động đầu tư vẫn mạnh mẽ bất chấp điều kiện thị trường không chắc chắn”. Nhưng đây có thể là kết quả do hoạt động mạnh mẽ của nửa đầu năm 2022, trước khi lãi suất bắt đầu tăng.

Vốn huy động được vào năm 2022 đã giảm đối với cả ba khu vực là châu Âu, APAC và Bắc Mỹ, nhưng nhìn chung vẫn phù hợp với mức trung bình hàng năm trong dài hạn.

Các phương tiện đầu tư với chiến lược toàn cầu là hạng mục duy nhất chứng kiến sự gia tăng vốn huy động, với mức tăng từ 8 tỷ Euro lên 64 tỷ Euro vào năm 2022.

Đồng thời, kỳ vọng huy động vốn trong tương lai cũng giảm. Trong 2 năm tới, chỉ có 62% người được hỏi muốn duy trì hoặc tăng hoạt động huy động vốn, giảm từ 75% vào năm 2021. Số người được hỏi mong muốn giảm hoạt động huy động vốn trong hai năm tới là cao nhất kể từ năm 2018, đạt mức 8% cho năm 2022.

Iryna Pylypchuk, Giám đốc mảng nghiên cứu và thông tin thị trường của Hiệp hội đầu tư Bất động sản tư nhân châu Âu, cho biết: “Thị trường suy thoái nghiêm trọng và sự tương phản trong hoạt động bất động sản toàn cầu đã chia cục diện năm 2022 làm đôi, một nửa tốt và một nửa xấu. Bước sang năm 2023, tâm lý thị trường sẽ còn tiếp tục đi xuống.

“Mặc dù bất động sản có thời hạn đầu tư dài, nhưng rõ ràng là sự không chắc chắn của thị trường đang tác động tiêu cực đến triển vọng huy động vốn trong ngắn hạn”.

“Cuộc khảo sát này trên sự thay đổi nhanh chóng về khẩu vị đầu tư khi thị trường trải qua những cú sốc mới và sự không chắc chắn vẫn dai dẳng. Sự trỗi dậy về nguồn vốn từ APAC trên sân chơi toàn cầu đang rất nổi bật”.

  • Tiền Trung Quốc chảy về bất động sản châu Á

    Tiền Trung Quốc chảy về bất động sản châu Á

    Việc Trung Quốc chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt vì Covid-19 đang khiến dòng tiề mặt nằm im trong suốt đại dịch bắt đầu chảy ra nước ngoài, đặc biệt là đến châu Á.

Lam Vy (IPE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.