Tại Anh, theo cục số liệu thống kê quốc gia (ONS) cho thấy đang có sự chênh lệch lớn giữa mức lương và tỷ giá bất động sản. Hiện tại, giá một căn nhà trên toàn nước Anh cao gấp 10 lần so với mức lương trung bình 23.280 bảng (39.500 USD) và được dự báo có thể tăng thêm 43% đến năm 2020, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay tại Anh.
Trong số hàng trăm nghìn căn hộ trị giá hơn một triệu bảng trên toàn nước Anh, London chiếm tới hơn một nửa con số này, tập trung ở những khu vực trung tâm thành phố và nơi có những người nổi tiếng sinh sống. Trung bình giá những ngôi nhà và căn hộ chung cư ở đây vào khoảng 3,7 triệu bảng Anh (tương đương 6 triệu USD). Khu vực đắt đỏ nhất ở London là Knightsbridge và Belgravia, nơi giá nhà đất trung bình đã tăng 342% trong 10 năm qua, thậm chí đã đạt kỉ lục 4,4 triệu bảng một đơn vị nhà ở, theo tờ The Sunday Telegraph. Điều này đã đẩy giới trẻ ở đây bị cách li ra khỏi thị trường bất động sản và một số người có thu nhập trung bình hoặc thấp phải chuyển sang hệ thống nhà thuyền kênh dọc ngang London để sống.
Nhằm hạn chế tình trạng tỷ giá lương không vượt nổi 1/3 giá bất động sản, chính phủ Anh đã có nhiều hạn chế, kìm hãm sức mua từ các vị khách nước ngoài. Chính quyền địa phương tại các quốc gia đầu tư bất động sản London cũng ban hành một loạt chính sách thuế mới. Chẳng hạn như Hồng Kông và Singapore đều phải tung ra các loại thuế đặc biệt cao hơn 15% so với giá bán trên thị trường đối với người có quốc tịch trong nước nhưng muốn mua bất động sản tại Anh. Tuy vậy, vẫn không thể nào kiểm soát hết được các khoản đầu tư bị rò rỉ và "chạy" tới London thổi giá bất động sản.
Joseph Selby, giám đốc của CBRE ở Canary Wharf, London cho biết bất chấp các rào cản của chính phủ Anh, càng ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm đến London săn lùng bất động sản. Bằng chứng là tại thị trường Anh 12 tháng qua, với sản phẩm bất động sản có giá 5 triệu bảng Anh trở lên đều được bán hết. Giá bất động sản cũng tăng trưởng mạnh mà không hề có dấu hiệu đi xuống trong nay mai do nguồn cung còn khan hiếm.
Trong số những “kẻ lạ mặt” khuấy động thị trường bất động sản London, thì các nhà đầu tư châu Á đang chiếm thế áp đảo, trong đó, các nhà tỷ phú, giới thượng lưu đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore đang dẫn đầu thành tích “tậu nhà mới” ở đây. Có thể kể ra một số tên tuổi nhà tài phiệt bất động sản danh tiếng Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã, đang và sẽ nhắm vào bất động sản London là Wang Jianlin, Cheng Yu-tung, Li Ka-shing...
Joseph Selby cho hay điều này buộc chính phủ Anh phải thi hành thêm một luật mới nhắm đến những tỷ phú Châu Á, có hiệu lực chính thức vào 4/2015. Theo dự thảo luật, người mua bất động sản là cá nhân hoặc công ty nước ngoài phải chịu đến 15% phí làm chứng từ, đánh vào tất cả loại hình bất động sản. Đối với những căn nhà trên 2 triệu bảng Anh mức phí sẽ tiếp tục được cộng thêm từ 5% đến 7%, tức là khoảng 140.000 bảng/năm. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đánh thuế lãi vốn về doanh số bán nhà của những chủ sở hữu là người không cư trú, chưa nhập tịch nếu giá trị giao dịch vượt quá 2 triệu bảng. Hiện tại chỉ có các chủ sở hữu nhà lần hai là công dân Anh phải trả loại thuế này và thường là 28% đối với bất cứ loại hình bất động sản nào.
-
Giá nhà tăng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
CafeLand - Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, giá nhà tiếp tục tăng do giảm thuế và nhu cầu của các hộ gia đình khá giả nới rộng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất ổn xã hội.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
London dẫn đầu thị trường nhà ở siêu sang trên toàn cầu
CafeLand - Thủ đô của Vương quốc Anh hiện là “điểm đến hàng đầu thế giới cho các căn hộ siêu sang” sau khi doanh số của các bất động sản có trị giá hơn 7,3 triệu bảng Anh tại đây đã tăng lên thêm 3% vào năm 2020....