Khó khăn của ngành xi măng vẫn tiếp tục kéo dài từ năm ngoái đến nay trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi.
Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), lượng tiêu thụ xi măng trong 7 tháng qua ở mức 32 triệu tấn, giảm 4% so với mức nền thấp kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ tính riêng tháng 7/2024, tiêu thụ xi măng trong nước ước đạt 4,65 triệu tấn tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023, giảm nhẹ so với tháng trước.
Tiêu thụ xi măng nội địa đạt khoảng 31,7 triệu tấn sau 7 tháng đầu năm 2024
Chủ tịch VNCA Nguyễn Quang Cung nhận định, ngành Xi măng đang đối mặt với khó khăn vô cùng lớn khi tiêu thụ nội địa ở mức thấp và xuất khẩu gặp khó khăn. Giá xi măng và clinker liên tục giảm, nhiều sản phẩm đang phải bán dưới giá thành sản xuất.
Trong khi đó, PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VNCA cho biết, thời điểm hiện tại, đầu ra ở thị trường nội địa rất khó khăn.
“Như mọi năm, ở thời điểm hiện tại nhu cầu sử dụng xi măng rất cao nhưng năm nay thì trái lại, khiến nguồn cung tiếp tục dư thừa. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải tìm đến thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xuất khẩu, xi măng Việt Nam cũng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, nhất là với các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc”, Phó Chủ tịch VNCA thông tin.
Tại các thị trường này, xi măng cũng đang trong tình trạng dư cung nên bản thân các nước này cũng có nhu cầu xuất khẩu trong khi đó nếu so sánh Việt Nam xuất khẩu bị áp thuế 10% trong khi các nước khác không phải chịu thuế.
Chưa kể, các nhà máy trong nước đang phải chịu sức ép về môi trường, yêu cầu phải đầu tư thêm thiết bị công nghệ khiến chi phí sản xuất tăng.
Bên cạnh đó, xi măng xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá. Theo cho biết từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 12/8 cục đã nhận được thông tin về việc Đài Loan (Trung Quốc) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Tổng Cục Hải quan, lượng xi măng và clinker xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay gần như tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 18 triệu tấn. Trong đó, chỉ riêng tháng 7, lượng hàng xuất khẩu giảm 10% so với cùng kỳ, đạt khoảng 2,5 triệu tấn.
Giá xi măng và clinker xuất khẩu tiếp tục giảm trong tháng 7, ở mức 38,8 USD/tấn, thấp hơn 13% so với cùng kỳ.
-
Bàn cách gỡ khó ngành xi măng: Kiến nghị có ý nghĩa “sống còn” của doanh nghiệp gửi tới Chính phủ
Trước thực trạng nhiều nhà máy xi măng lớn như Vicem Hà Tiên, Bỉm Sơn… đang thua lỗ, mới đây Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ loạt giải pháp gỡ khó.
-
Một công ty xi măng thua lỗ 7 quý liên tiếp, thừa nhận khó khăn chưa từng có
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn vừa công bố Báo cáo tài chính quý 1/2024 với khoản lỗ gần 50 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp này kể từ quý 3/2022.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.