Viện Nghiên cứu Beike (BRI), một tổ chức tư vấn bất động sản tại Trung Quốc, cảnh báo trong nghiên cứu mới nhất của mình: “Trung Quốc không thiếu nhà. Quá nhiều căn hộ đang bị bỏ trống có thể gây ra nhiều rủi ro cho thị trường bất động sản”.
“Những ngôi nhà bị bỏ trống cho thấy nguồn cung quá dư thừa. Khi kỳ vọng về thị trường bất động sản không còn, người dân sẽ rao bán hàng loạt căn hộ và đẩy giá nhà xuống thấp hơn nữa”, BRI cho biết.
Tỷ lệ nhà bị bỏ trống trên khắp Trung Quốc đại lục ở mức 12,1%, theo báo cáo của BRI được công bố vào đầu tháng 08/2022. Con số này cao hơn so với 11,1% ở Mỹ, 9,8% ở Úc, và 0,9% ở Anh.
Theo nghiên cứu công bố vào năm 2020 của nhà kinh tế học Ren Zeping từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc Vụ Viện Trung Quốc, Trung Quốc đại lục có 400 triệu ngôi nhà. Tỷ lệ 12,1% sẽ tương đương với khoảng 50 triệu ngôi nhà đang bị bỏ trống. Con số này gần gấp 16 lần tổng số đơn vị nhà ở, cả có người ở và bỏ trống, ở Hồng Kông.
Capital Economics, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, đưa ra ước tính số nhà ở bị bỏ trống còn cao hơn nhiều. Theo đó, Trung Quốc đại lục sở hữu khoảng 100 triệu căn nhà có thể đã được chuyển nhượng nhưng không có người ở vào năm 2021.
Các thống kê này là tin xấu cho những người đang sở hữu quá nhiều nhà ở trên khắp Trung Quốc. Họ có thể gặp khó khăn về thanh khoản khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đã chấm dứt.
Sunshine Li, một đại lý bất động sản ở Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây, cho biết: “Nhà bị bỏ trống là dư âm của thời kỳ bất động sản phát triển quá nóng từ năm 2016 đến năm 2018, khi người dân đổ xô đầu tư vào nhà đất”.
Khoảng 1/5 số nhà ở Nam Xương không có người ở, xếp ở vị trí đầu tiên trong số 28 thành phố lớn mà BRI tiến hành nghiên cứu. Kết quả này vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Nam Xương trên các mạng xã hôi, đến mức BRI phải đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ kiểm tra lại số liệu với chính quyền địa phương để có báo cáo chính xác hơn.
Dù vậy, không thể phủ nhận có hàng triệu ngôi nhà đang phủ bụi trên khắp Trung Quốc, sau giai đoạn bùng nổ khiến giá nhà tăng lên 2,5 lần trong vòng một thập kỷ qua.
Hệ quả của sự phát triển quá nóng và dựa vào vay nợ trong thời gian dài khiến khoảng 21 nhà phát triển lớn của Trung Quốc đã vỡ nợ trong năm ngoái, đáng chú ý nhất là “chúa chổm” Evergrande. Hàng ngàn người mua nhà đã kêu gọi không trả nợ tiền vay ngân hàng vào tháng trước, tăng thêm áp lực lên thị trường. Niềm tin của họ cũng đang cạn kiệt dần vì chính quyền trung ương chưa đưa ra các biện pháp giải cứu rõ ràng và chi tiết.
Theo S&P Global Ratings, doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc sẽ giảm 1/3 so với năm ngoái, tương đương với từ 12 nghìn tỷ đến 13 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào năm 2022, trong khi giá nhà trung bình có thể giảm 7%.
-
Thị trường bất động sản khủng hoảng trầm trọng, Trung Quốc quyết định cắt giảm hai loại lãi suất
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 15/8 đã quyết định cắt giảm lãi suất sau khi các số liệu mới công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang mất đà tăng trưởng trong tháng 7 do các đợt phong toả mới để chống dịch Covid và đà suy thoái ngày càng trầm trọng của thị trường bất động sản.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.