Dự án khu dân cư Fengming Haishang của Country Garden tại Thượng Hải.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất chủ chốt áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn cấp cho cho các ngân hàng thương mại, từ 2,1% xuống 2%. Ngân hàng trung ương cũng cắt giảm lãi suất cho vay một năm từ 2,85% xuống 2,75% để "duy trì thanh khoản hợp lý và đủ trong hệ thống ngân hàng", PBOC cho biết trong một tuyên bố.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay, PBOC cắt giảm các loại lãi suất này.
Động thái này đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ. Ngân hàng trung ương của Trung Quốc trước đó tỏ ra lưỡng lự trong việc hạ lãi suất do lo ngại về nguy cơ gia tăng nợ, lạm phát tiêu dùng và áp lực lên đồng nhân dân tệ, bất chấp nền kinh tế đình trệ trong quý 2 năm nay.
Julian Evans Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao của Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: "PBOC dường như đã xác định được đâu là vấn đề cấp bách hơn: dữ liệu mới nhất cho thấy động lực kinh tế mờ nhạt trong tháng 7 và tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại”.
Các nhà kinh tế của ING đã viết trong một ghi chú rằng thị trường xem việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc là "giảm giá". Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm vào hôm thứ Hai, với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (HSI) giảm 0,7% và chỉ số Shanghai Composite (SHCOMP) giảm nhẹ. Đồng nhân dân tệ cũng xuống gia so với đô la Mỹ.
Doanh thu bán lẻ tháng 7 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 3,1% của tháng 6 – theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS). Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 5% mà các chuyên gia đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.
Sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 3,8% so với một năm trước đó, giảm so với mức tăng 3,9% trong tháng 6 và không đạt được kỳ vọng của thị trường về mức tăng 4,6%.
Thêm vào đó, thị trường bất động sản ngày càng lao dốc. Đầu tư bất động sản của các nhà phát triển dự án giảm 6,4% trong 7 tháng đầu năm 2022, giảm sâu hơn mức giảm 5,4% ghi nhận trong 6 tháng đầu năm – theo NBS. Giá nhà mới tại 70 thành phố lớn giảm tháng thứ 11 liên tiếp trong tháng 7.
“Số liệu tháng 7 cho thấy sự phục hồi hậu phong toả của Trung Quốc đang bị hụt hơi, vì cú huých từ mở cửa trở lại đã không còn, và làn sóng người vay tiền mua nhà từ chối trả nợ ngân hàng đang khiến cho tình hình thị trường địa ốc xấu đi thêm”, chuyên gia Evans-Pritchard của Capital Economics nhấn mạnh.
Ảnh chụp từ trên không của một con phố trống khi Tam Á (tỉnh) Hải Nam của Trung Quốc) áp đặt biện pháp kiểm soát toàn thành phố để hạn chế đợt bùng phát COVID-19 mới vào ngày 12/8/2022.
Thái độ kiên quyết của Bắc Kinh trong việc tiêu diệt virus đã dẫn đến việc hàng chục thành phố bị đóng cửa hàng tháng trời trên khắp đất nước, bao gồm Thượng Hải, trung tâm tài chính và vận chuyển của quốc gia, vào đầu năm nay. Việc kinh doanh bị đình trệ, các nhà máy đóng cửa và hàng triệu cư dân phải ở trong nhà, dẫn đến hoạt động kinh tế bị gián đoạn nghiêm trọng.
Các nhà chức trách bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế vào đầu tháng 6, dỡ bỏ các hạn chế ở một số thành phố chính. Các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ đã có dấu hiệu cải thiện sau các động thái này.
Nhưng nhiều thành phố đã sớm áp dụng lại các biện pháp ngăn chặn Covid vào cuối tháng 6, khi các nhà chức trách đấu tranh để ngăn chặn sự lây lan của biến phụ BA.5 của Covid-19. Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Nomura, 41 thành phố của Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khóa cửa vào ngày 18/7, tăng so với 31 thành phố của tuần trước.
Rắc rối trong lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc, đang gây áp lực đáng kể lên nền kinh tế.
Những người mua nhà trên khắp đất nước đã đe dọa ngừng thanh toán các khoản thế chấp đối với những dự án chưa hoàn thiện, thị trường đang xáo trộn và khiến các nhà phát triển và chính quyền phải hành động để xoa dịu cuộc khủng hoảng.
Thị trường bất động sản Trung Qốc vốn đã phải hứng chịu một đợt giảm giá kéo dài và cuộc khủng hoảng thanh khoản đã nhấn chìm một số nhà phát triển lớn nhất quốc gia.
Goldman Sachs (GS) cho biết hôm thứ Hai rằng cuộc tẩy chay thế chấp đã khiến người dân càng không muốn mua nhà mới, điều này có thể sẽ dẫn đến việc sụt giảm doanh số bán hàng hơn nữa.
Evans-Pritchard cho biết vẫn chưa rõ liệu việc cắt giảm lãi suất vào thứ Hai có đủ để vực dậy đà phục hồi trong tăng trưởng tín dụng hay không.
Ông nói: “Sự yếu kém hiện tại về nhu cầu vốn vay một phần là do cơ cấu, phản ánh sự mất niềm tin vào thị trường nhà ở và sự không chắc chắn gây ra bởi sự gián đoạn liên tục từ chiến lược zero Covid của Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Đây là những lực cản không thể giải quyết dễ dàng bằng chính sách tiền tệ”.
Fu Linghui, người phát ngôn của NBS, hôm thứ Hai cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng nắng nóng và mưa quá lớn đang ảnh hưởng đến sản xuất lương thực và gây ra lạm phát ở nước này.
Một đợt nắng nóng đã quét qua Trung Quốc kể từ tháng 6, đẩy nhiệt độ lên hơn 40 độ C cho hàng chục thành phố và ảnh hưởng đến hơn 900 triệu người. Trong khi đó, mưa bão lớn cũng đã gây ra lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng cho một số tỉnh.
"Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao liên tục ở nhiều nơi, giá rau tươi tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ những năm trước", Fu cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Hai ở Bắc Kinh.
Ông chỉ ra rằng nắng nóng khắc nghiệt đã gây ra hạn hán ở một số khu vực nông nghiệp ở phía nam. Ở miền Bắc, mưa và lũ lụt cũng dẫn đến một số vụ mùa mất mùa.
-
Sử dụng đến cả các “quái vật tài chính”, Trung Quốc vẫn khó xử lý khủng hoảng bất động sản
Thay vì vậy, các “quái vật tài chính” này đang làm nổi bật hơn những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trong việc thực hiện các phương án giải cứu thị trường bất động sản đang lâm vào khủng hoảng.
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
Sau giảm giá 30 tỷ, ngân hàng tiếp tục hạ giá thêm 28 tỷ hai căn biệt thự ở Ciputra
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
-
Vừa bắt tay với Tập đoàn Trump, Kinh Bắc City lập văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội, đặt tại tầng 4, số 40 Phan Bội Châu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, ông Đặng Nguyễn Nam Anh được bổ nhiệm làm người đại diện văn phòng....