Ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu đang đứng trước những thử thách cho sự tồn tại của họ sau cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.

Từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ, hàng tỷ người trên thế giới buộc phải thực hiện việc giãn cách xã hội. Điều đó có nghĩa là bạn không thể đi du lịch trong toàn bộ thời gian qua. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành khách sạn.

Theo Hiệp hội Khách sạn và Nhà nghỉ Mỹ, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, lưu lượng khách hàng năm tại Mỹ lên tới 1,1 tỷ lượt. Tuy nhiên, hiện tại họ chỉ mong đợi sẽ đạt một nửa số đó trong năm 2020.

Với việc ngành du lịch gần như không hoạt động trong năm nay, các công ty quản lý những chuỗi khách sạn đang đặt cược vào một chiến lược ngắn hạn để tồn tại.

Kinh nghiệm của các nhà quản lý khách sạn ở châu Á đã cung cấp một lộ trình cho những người đồng nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ. Ví dụ, trong kỳ nghỉ ở tháng Năm tại Trung Quốc, ngành nghề du lịch chiếm 50% doanh số so với những ngành nghề khác. Trong những tháng tiếp theo, con số này chỉ là 10%.

Michelle Woodley, chủ tịch của Preferred Hotels and Resorts, nơi quản lý 180 khách sạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Họ vẫn sẽ đi du lịch ở những địa điểm gần gia đình trong thời gian tới. Đó có thể là dấu hiệu cho sự phục hồi”.

Ở Mỹ vào tháng trước, tỷ lệ lấp đầy phòng của các khách sạn trong thời gian diễn ra Ngày lễ tưởng niệm chỉ đạt 36%, thấp hơn nhiều so với những năm trước đây.

“Mọi người đều tin rằng lĩnh vực khách sạn sẽ sớm lấy lại được vị thế”, Jennie Blumenthal, chuyên gia phân tích của công ty kiểm toán PwC cho biết, công suất phòng ở mức 35%, nhiều khách sạn có thể đã hòa vốn, mặc dù một số công ty cao cấp cần ít nhất 50% để mang lại lợi nhuận.

Từ lâu, ngành khách sạn đã bị chi phối bởi các hội nghị. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, có tới một nửa lượt khách của các chuỗi khách sạn hàng đầu là những người đến tham gia hội nghị, sự kiện. Trong khi đó, khách du lịch và nghỉ dưỡng chỉ chiếm 20-30%

Hiện tại, tin xấu đối với ngành khách sạn đó là hầu hết mọi nơi trên thế giới đều đang cấm cửa ngành du lịch do lo ngại virus corona lây lan. Shannon Knapp, giám đốc điều hành của Leading Hotels of the World cho biết 85% trong số 400 khách sạn của chuỗi khu nghỉ dưỡng cao cấp trong tập đoàn của ông đã bị đóng cửa do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho sự phục hồi.

“Tây Ban Nha, Ý, Anh và Pháp đang dần nới lỏng các chính sách giãn cách xã hội. Khoảng 30% địa điểm của chúng tôi đã được mở cửa, 70% còn lại sẽ được chờ đến hè”, cô cho biết.

Nhiều khách sạn đã báo cáo rằng số lượng khách đặt phòng trong tháng 7 và tháng 8 đã tăng trong vài tuần trở lại đây. Deborah Friedland, giám đốc điều hành tại EisnerAmper cho biết cô hy vọng ngành khách sạn sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020.

“Nếu bạn có vắc xin chống virus corona, bạn sẽ thấy tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp. Thật khó để kết luận khi ở mỗi nơi, chính phủ lại có những quyết định khác nhau. Ngành công nghiệp khách sạn có phục hồi được hay không là nhờ vào khả năng kiểm soát đại dịch.”, cô nói.

Tại châu Âu, hầu hết chính phủ các nước vẫn đang hạn chế trong việc nhập cảnh cho du khách nước ngoài. Trong khi đó, châu Á và đặc biệt là Trung Quốc đang dần cho thấy sự lạc quan khi đa số các ngành công nghiệp đều được phép mở cửa trở lại.

Thời điểm này, nhiều khách sạn đang phải sống bằng các khoản cho vay tạm thời. “Thời điểm hiện tại, tôi vẫn thấy các công ty sống trong những ngày tháng tươi đẹp. Tuy nhiên, đến khi những người cho vay thu tiền lãi, điều đó có lẽ sẽ chấm dứt”, Friedland cho biết.

Những chuỗi khách sạn sang trọng và cao cấp, nơi thường được giới thượng lưu ghé thăm sẽ là những nơi có khả năng tồn tại cao nhất trong cuộc khủng hoảng lần này. Ngoài ra, những nhà nghỉ hay homestay, nơi có đầy đủ các tiện nghi và cách xa cuộc sống đông đúc nơi thành phố cũng có khả năng phục hồi sớm hơn.

Trong khi đó, các khách sạn hoặc nhà hàng phục vụ chủ yếu cho ngành du lịch, gần bãi biển hoặc các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng sẽ phải cố gắng nhiều hơn để duy trì sự tồn tại.

  • Khách sạn châu Á loay hoay tìm vốn để vượt qua khủng hoảng Covid-19

    Khách sạn châu Á loay hoay tìm vốn để vượt qua khủng hoảng Covid-19

    CafeLand - Báo cáo mới nhất về đầu tư khách sạn của Công ty JLL cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhiều khách sạn lâm vào khủng hoảng tiền mặt khi doanh thu sụt giảm đáng kể trong quý 1/2020, khiến các chủ sở hữu phải tìm các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường dòng tiền nhằm bù đắp chi phí.

  • Kịch bản nào cho thị trường khách sạn sau dịch Covid-19?

    Kịch bản nào cho thị trường khách sạn sau dịch Covid-19?

    CafeLand - Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế, ngành du lịch và thị trường khách sạn của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một số kịch bản đã được đặt ra cho thị trường khách sạn một khi dịch bệnh được kiểm soát.

  • Nhu cầu tăng mạnh, khách sạn Hồng Kông kín phòng

    Nhu cầu tăng mạnh, khách sạn Hồng Kông kín phòng

    CafeLand - Nhiều khách sạn tại Hồng Kông đã ghi nhận công suất phòng cho thuê tăng mạnh thời gian vừa qua khi hàng ngàn người dân Hồng Kông và những người từ nước ngoài trở về đã chọn khách sạn là nơi tá túc thay vì các căn hộ chặt chội trước nguy cơ nhiễm virus corona.

Anh Nguyễn (The Business Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.