Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 2/2025 ước đạt 1,1 tỷ USD. Lũy kế tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm đạt hơn 2,5 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong giai đoạn này, Mỹ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 55%. Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 11,7% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ giảm 4,8%, thị trường Trung Quốc giảm 17,5%, trong khi thị trường Nhật Bản tăng 2,8%.
Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất ở thị trường Ấn Độ với mức tăng 81,6% và giảm mạnh nhất ở thị trường Hà Lan với mức giảm 56,6%.
Việt Nam thu hơn 2,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ trong 2 tháng đầu năm 2025
Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam tiếp tục duy trì là một trong những quốc gia xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới, đạt 17,35 tỷ USD, tăng 19,9% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu của ngành gỗ đạt 14,50 tỷ USD, chiếm khoảng 80% xuất siêu của ngành nông nghiệp.
Năm nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành lâm nghiệp khi Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hướng tới vị trí một trong những quốc gia xuất khẩu gỗ lớn nhất trên thế giới. Theo đó, ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2024.
Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt được 23 - 25 tỷ USD, giá trị tiêu thụ trong nước đạt trên 6 tỷ USD, mỗi năm trồng 345.000 ha rừng.
Tại hội nghị Đánh giá cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2025 vừa tổ chức mới đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM cũng chia sẻ về những khó khăn trong tiếp cận nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí logistics tăng cao và những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ.
Trong khi đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng vùng nguyên liệu đạt chuẩn.
Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cũng cho rằng, bên cạnh những thách thức, ngành gỗ Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội khi nhu cầu nội thất gỗ trên thế giới tiếp tục tăng. Doanh nghiệp cần tập trung vào chuỗi cung ứng bền vững, đẩy mạnh sản xuất xanh, tăng cường liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm.
-
Top 5 loại trần gỗ được ưa chuộng hiện nay
Trần gỗ là một trong những lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất hiện nay, mang lại sự sang trọng, ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên. Với sự đa dạng về chất liệu, kiểu dáng và phong cách, trần gỗ đã trở thành xu hướng được nhiều gia đình Việt Nam yêu thích.
-
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD.
-
Ngành hàng Việt Nam đứng Top 5 thế giới chứng kiến mức sụt giảm chưa từng có
Năm 2023 là một năm khó khăn của ngành gỗ Việt Nam khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí một số phải đóng cửa.








-
Người Mỹ chuộng mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đến mức chi tới 7-9 tỷ USD mỗi năm?
Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 7-9 tỷ USD, Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm gỗ Việt Nam. Vậy, những mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đang được người Mỹ ưa chuộng đến vậy?...
-
Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt họp, tìm giải pháp trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt....
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học....