Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông sản đạt 11,6 tỷ USD, tăng 11,7%; lâm sản đạt 5,56 tỷ USD, tăng 11,2%; thủy sản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 13,7%; sản phẩm chăn nuôi đạt 178 triệu USD, tăng 16,8%...
Trong giai đoạn này, có 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD. Đáng chú ý, hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ, điển hình như: gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,3 tỷ USD; cà phê đạt 3,78 tỷ USD; cao su đạt 862 triệu USD; tôm đạt 1,24 tỷ USD.
Mỹ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025
Với gỗ và sản phẩm gỗ, xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 4 đạt 1,4 tỷ USD, giảm nhẹ so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 5,3 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt trên 2,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Riêng tháng 4, Việt Nam thu về 798 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ phát triển nhanh và mạnh trong 20 năm qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất.
Riêng năm 2024, Mỹ chi 8,8 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam, tăng 24% so với năm 2023; chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (15,9 tỷ USD) và chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ (97,1 tỷ USD).
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, các hàng đồ gỗ là mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ vào thị trường này, còn lại là nhóm gỗ và sản phẩm nguyên liệu khác. Nổi bật trong số đó như ghế ngồi, nội thất bằng gỗ, nội thất phòng bếp, phòng ngủ, nội thất văn phòng.
Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 18 tỷ USD, cao hơn năm 2024 khoảng 2 tỷ USD, trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực.
-
Bộ Công Thương yêu cầu làm ngay một việc để chặn gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa.
-
Quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Cục Thống kê, trong quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD.
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học.
-
Bình Định thu hơn 1 tỷ USD nhờ xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản
Tỉnh Bình Định hiện có hơn 320 doanh nghiệp chế biến gỗ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm nội thất, ngoại thất, dăm gỗ, viên nén, phục vụ các thị trường Mỹ, EU, Anh, Australia, Nhật Bản.








-
Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Hoa Kỳ
Tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai các thỏa thuận thương mại hướng tới cán cân thương mại công bằng, bền vững, lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ngày 9/5, Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trườn...
-
Mỹ chi hơn 2 tỷ USD để “chốt đơn” một mặt hàng của Việt Nam trong 3 tháng
Đây là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Bộ Công Thương yêu cầu làm ngay một việc để chặn gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa....