Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý 4/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 7,4% so với quý 3/2024 và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với quý trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm ngoái.
Nếu so với con số kỷ lục cũ được xác lập năm 2022 (15,8 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đã vượt khoảng 500 triệu USD. Cùng với gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp khoảng 1 tỷ USD, giúp tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 17,3 tỷ USD.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục mới
Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức như yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp từ các thị trường xuất khẩu chính, nguy cơ gian lận thương mại, áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế toàn cầu.
Những thách thức thị trường mà ngành gỗ phải đối mặt như các thị trường lớn như EU, Mỹ… ngày càng thắt chặt yêu cầu về xuất xứ gỗ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao kiểm soát chuỗi cung ứng.
Các thị trường như Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều là các đối thủ cạnh tranh mạnh trong khu vực; nguy cơ suy giảm kinh tế tại các thị trường lớn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.
Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết, hiện Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 thế giới, xét về tổng kim ngạch xuất khẩu. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự nỗ lực của các doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý, ngành gỗ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới, củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.
Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025 được dự báo tích cực, với mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, chính sách thương mại, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
-
Xuất khẩu gỗ Việt Nam phục hồi, liên tiếp tháng thứ 4 đạt trên 1 tỷ USD
Trong tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD.
-
Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 18 tỷ USD trong nhiều thách thức
Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại, nhiều chuyên gia nhận định ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong năm 2023, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.








-
Bộ Công Thương yêu cầu làm ngay một việc để chặn gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa....
-
Người Mỹ chuộng mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đến mức chi tới 7-9 tỷ USD mỗi năm?
Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 7-9 tỷ USD, Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm gỗ Việt Nam. Vậy, những mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đang được người Mỹ ưa chuộng đến vậy?...
-
Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt họp, tìm giải pháp trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt....