Đề xuất lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội thêm đến năm 2027
Chờ đợi thêm 5 năm
UBND TP.Hà Nội mới đây đã có tờ trình gửi HĐND Hà Nội về việc thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Trong văn bản, UBND TP cho biết hiện dự án đang triển khai 10/10 gói thầu chính nhưng đang gặp một số khó khăn khiến công tác triển khai, thi công chậm tiến độ.
Dựa trên các phân tích về nguyên nhân chậm tiến độ dự án, UBND Hà Nội đề xuất HĐND TP xem xét phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2009-2022 thành 2009-2027, chưa bao gồm thời gian bảo hành 24 tháng.
Theo UBND TP, hiện đoạn trên cao về cơ bản đủ điều kiện đưa vào khai thác năm 2022. Tuy nhiên để có thể vận hành toàn tuyến thì cần dời thời gian hoàn thành đến năm 2027.
Lý giải đề xuất lùi thời hạn hoàn thành dự án, UBND TP nêu lên các vướng mắc: công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật; năng lực nhà thầu gói thầu công trình kiến trúc Depot còn hạn chế; năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư, tư vấn và sự phối hợp các sở, ngành chưa tốt; sự khác nhau giữa quy định hợp đồng quốc tế với pháp luật Việt Nam; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19...
Cụ thể, tiến độ hoàn thành dự án hoàn toàn phụ thuộc vào gói thầu CP03 (hầm và các ga ngầm). Để giải quyết bài toán bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư đã thống nhất với nhà thầu điều chỉnh tiến độ thi công lên khoảng 4-5 năm. Hiện gói thầu này đã bị dừng thi công hơn một năm, chủ đầu tư đang phấn đấu bàn giao mặt bằng trong tháng 10 và đàm phán để nhà thầu thi công trở lại.
Sau khi nghị quyết được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, ngay trong tháng 9 UBND thành phố sẽ trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Gói thầu CP03 đã chậm tiến độ hơn 6 tháng
Đội vốn thêm 1.900 tỉ đồng
Bên cạnh đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành, UBND TP.Hà Nội cũng kiến nghị năng tổng mức đầu tư của dự án từ trên 32.900 tỷ đồng lên hơn 34.800 tỷ đồng.
TP. Hà Nội giải trình các yếu tố đẩy kinh phí đầu tư dự án bao gồm: biến động tỷ giá quy đổi, điều chỉnh khối lượng công việc, chậm tiến độ, bổ sung các công việc còn thiếu...
Về phương án bổ sung vốn, UBND TP Hà Nội đề xuất trích từ ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp ngày 7/8/2022 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.
UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo lên phương án đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian hoàn thành dự án vào năm 2026 (rút ngắn hơn 11 tháng). Tuy nhiên, sau khi xem xét, đánh giá báo cáo của Chủ đầu tư, Hội đồng thẩm định thành phố nhận thấy mức chi phí đẩy để nhanh tiến độ quá cao, bên cạnh đó tồn tại các rủi ro kỹ thuật. Do đó, UBND thành phố không đề xuất phương án này.
Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm.
Dự kiến, sau khi vận hành, tuyến đường có tốc độ khai thác thương mại 35km/h; 8 đoàn tàu cùng hoạt động; một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm; một đoàn tàu cứu hộ.
Tính đến hết tháng 8, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75%, trong đó tiến độ thi công đoạn tuyến trên cao đạt 96,3%.
-
Kích hoạt phương án B để tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội kịp vận hành vào cuối năm 2022
Nhằm đảm bảo hoàn thành, vận hành đoạn trên cao tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội vào cuối năm nay, chủ đầu tư đang xem xét làm việc với các nhà thầu kích hoạt phương án dự phòng.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....