Theo quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội khu vực đô thị trung tâm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.
Theo đó, dự án này có tổng chiều dài 11,5km, trong đó 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao, bao gồm 7 ga ngầm và 3 ga trên cao, cùng với 10 đoàn tàu được vận hành.
Ban đầu, dự án được phê duyệt vào năm 2008 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do những thay đổi trong thiết kế, đặc biệt liên quan đến khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận. Sau khi điều chỉnh, tổng mức đầu tư hiện tại của dự án là hơn 35.500 tỷ đồng, trong đó vốn ODA vay từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chiếm phần lớn, và phần còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Hà Nội.
Tuyến đường sắt này bắt đầu từ Nam Thăng Long, đi qua các tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Phan Đình Phùng, Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, và kết thúc tại ngã tư phố Huế - Nguyễn Du. Theo quy hoạch, tuyến số 2 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực nội đô với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các đô thị phía Bắc của Hà Nội.
Việc xây dựng tuyến metro này nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, dự kiến đạt 60-65 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và khoảng 100 triệu hành khách/năm vào năm 2050. Ngoài ra, tuyến Trần Hưng Đạo - Thượng Đình cũng đang được xem xét phát triển để hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị.
Theo quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội khu vực đô thị trung tâm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km. Trong 9 tuyến này, hiện chỉ mới có tuyến Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) đã được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2022. Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội vẫn đang thi công. Các tuyến còn lại chưa được triển khai xây dựng.
Không chỉ Hà Nội, TP.HCM cũng đang đẩy mạnh phát triển hệ thống metro. Theo đề án mới, thành phố dự kiến đầu tư 7 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 355km, hoàn thành vào năm 2035, với tổng vốn đầu tư khoảng 40,21 tỷ USD. Đến năm 2045, thành phố sẽ hoàn thành thêm 155km, nâng tổng chiều dài mạng lưới metro lên khoảng 510km.
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế “nhà đổi nhà” để tiện sử dụng tuyến metro
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng nhiều người sống gần ga có thể chưa có nhu cầu sử dụng đường sắt đô thị, trong khi những người cần lại ở xa. Vì vậy, ông đề xuất cơ chế hỗ trợ “đổi nhà” để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống đường sắt đô thị.
-
Thủ tướng đưa ra chỉ đạo cho loạt dự án cao tốc, sân bay, metro: Hoàn thành đúng hẹn, không bàn lùi!
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa đưa ra hàng loạt chỉ đạo quan trọng để thúc đẩy tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Yêu cầu đặt ra là đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra tiêu cực, đặc biệt với các dự án cao tốc, sân bay và tuyến giao thông trọng yếu.






-
FLC sắp họp cổ đông bất thường, hé lộ thay đổi lớn về nhân sự và kế hoạch kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa chốt lịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2025 vào sáng 4/8 tại trụ sở FLC Landmark Tower, Hà Nội. Tại đây, ban lãnh đạo FLC sẽ trình bày kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đ...
-
Hà Nội chốt lịch khởi công hai tuyến metro 97.500 tỷ đồng
Ngày 17/7, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 10999/VP-ĐT, chính thức thông báo thời điểm khởi công hai tuyến đường sắt đô thị (metro) trọng điểm là tuyến số 2 và tuyến số 5, với tổng vốn đầu tư lên đến 97.500 tỷ đồng, theo Báo L...
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...