Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh cho biết, đây là lần thu hẹp tồi tệ nhất kể từ khi năm 1997. GDP trong ba tháng đầu năm giảm 2% so với quý trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Đại dịch xuất hiện làm cho mọi khía cạnh của nền kinh tế bị ảnh hưởng, kéo mức tăng trưởng hàng tháng giảm xuống mức kỷ lục”, Jonathan Athow, nhà thống kê kinh tế tại Văn phòng Thống kê Quốc gia, cho biết.
Chuyên gia kinh tế cấp cao của Vương quốc Anh tại Capital Economic - Ruth Gregory, cho biết số liệu GDP của tháng 3 cho thấy nền kinh tế Anh đã rơi tự do trong vòng hai tuần kể từ khi lệnh đóng cửa có hiệu lực. Tháng 4 sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang khuyến khích người lao động trong một số ngành công nghiệp như xây dựng và sản xuất bắt đầu quay trở lại công việc của họ. Khách sạn và các doanh nghiệp bán lẻ không quan trọng vẫn tiếp tục đóng cửa.
Ngân hàng Anh (Ngân hàng trung ương) cũng ra cảnh báo, nền kinh tế Anh có thể thu hẹp 14% trong năm nay. Đây sẽ là lần thu hẹp lớn nhất kể từ khi giảm 15% vào năm 1706, dựa trên ước tính của ngân hàng.
Trong một báo cáo kiểm tra tác động của đại dịch, Ngân hàng trung ương cho biết GDP có thể giảm tới 25% trong quý 2, khiến nền kinh tế nhỏ hơn khoảng 30% so với cuối năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên 9%.
Ngân hàng Anh kỳ vọng sự phục hồi kinh tế nhanh chóng vào năm 2021, song cảnh báo rằng đây chỉ là dự đoán, giả định việc nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội và kích thích tài chính. Lúc này, tiền tệ “rất có ý nghĩa”, phụ thuộc vào “diễn biến của đại dịch và cách các chính phủ, các hộ gia đình và doanh nghiệp phản ứng”.
Ngân hàng trung ương đã bắt đầu chống lại cú sốc kinh tế do nhiều tuần đóng cửa và ngừng sản xuất, giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 3 và đưa ra chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỉ bảng Anh (248 tỉ USD).
Chính phủ Anh cũng đã đưa ra gói giải cứu bao gồm giảm thuế cho các doanh nghiệp với tổng trị giá 30 tỉ bảng Anh (37 tỉ USD) và các khoản vay không lãi suất trong tối đa 12 tháng.
Chính phủ cũng đang trả lương cho 7,5 triệu người lao động theo chương trình duy trì việc làm vừa được gia hạn thêm bốn tháng cho đến cuối tháng 10. Các nhà kinh tế ước tính rằng chương trình này có thể tiêu tốn của Kho bạc Anh lên tới 100 tỉ bảng Anh (123 tỉ USD).
-
Trung Quốc ra chính sách hỗ trợ kinh tế sau đại dịch
CafeLand - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ngày 10-5, cho biết sẽ điều chỉnh để hỗ trợ nền kinh tế, sẽ làm cho chính sách tiền tệ linh hoạt hơn để hạn chế những rủi ro tài chính.
-
Giá nhà tăng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
CafeLand - Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, giá nhà tiếp tục tăng do giảm thuế và nhu cầu của các hộ gia đình khá giả nới rộng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất ổn xã hội.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
London dẫn đầu thị trường nhà ở siêu sang trên toàn cầu
CafeLand - Thủ đô của Vương quốc Anh hiện là “điểm đến hàng đầu thế giới cho các căn hộ siêu sang” sau khi doanh số của các bất động sản có trị giá hơn 7,3 triệu bảng Anh tại đây đã tăng lên thêm 3% vào năm 2020....