Tại buổi hội thảo mới đây, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thông tin Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chủ trương “siết” tín dụng vào lĩnh vực bất động sản xuất hiện trong thời gian qua là không chính xác.
Theo ông Dũng, không có chuyện “siết” hay dừng tín dụng bất động sản mà cơ quan quản lý chỉ đang kiểm soát lại để dòng vốn đi đúng hướng, hiệu quả và đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.
Đại diện Bộ Xây dựng khẳng định, nguồn vốn dành cho bất động sản vẫn duy trì từ nguồn tín dụng, nguồn vốn phát hành trái phiếu, đặc biệt nguồn vốn FDI là điểm sáng trong thời gian qua.
Đối với phát hành trái phiếu, ông Dũng thừa nhận trong tháng 4 có sự chững lại do ảnh hưởng của nhiều nhiều doanh nghiệp sai phạm. Trong khoảng thời gian này không có một doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, sang quý 2/2022 nhiều doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu trở lại.
Thống kê của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), các doanh nghiệp bất động sản đã trở lại cuộc đua phát hành trái phiếu trong tháng 5 và 6/2022. Cụ thể, tháng 5 các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành tổng số trái phiếu phát hành gần 6.900 tỷ đồng thì trong tháng 6 (tính đến ngày 24/6) con số này hơn 7.500 tỷ đồng.
Theo ông Vương Duy Dũng, thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi tốt sau khoảng thời gian khó khăn.
Trong thời gian qua nhiều ý kiến của người dân, doanh nghiệp “than khó” vì không thể tiếp cận nguồn tín dụng bất động sản vì cho rằng ngân hàng đang có chủ trương “siết” lại đối với lĩnh vực này.
Thậm chí, nhiều chuyên gia nhận định, nếu dòng vốn vào thị trường bất động sản bị tắc sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ vì đây là một những lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế và có liên quan đến hàng chục ngành nghề khác.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, cơ quan này chưa có văn bản nào nói "siết" , hay "thắt" với lĩnh vực bất động sản. Thay vào đó, Ngân hàng chỉ đang kiểm soát chặt rủi ro tín dụng vào một số lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro lớn.
Trong đó, bất động sản là đối tượng cần kiểm soát chặt chẽ, tín dụng vào kinh doanh các dự án thuộc phân khúc khu nghỉ dưỡng, dự án có tính đầu cơ, lũng đoạn giá. Ngược lại ngân hàng luôn khuyến khích tín dụng vào nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…những phân khúc có nhu cầu lớn.
Tại Hội nghị phát triển hệ sinh thái thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; không để đổ vỡ thị trường, phải bảo vệ những người làm đúng, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng để có một thị trường bất động sản bền vững, trước hết phải thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương.
Theo Thủ tướng, phải nắm chắc tình hình cung - cầu để phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh và phát huy vai trò quản lý của nhà nước, các công cụ chính sách để can thiệp, kiểm soát một cách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để tình trạng thao túng thị trường, găm hàng, đội giá.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.