Theo đó, trong thời gian gần đây, các nhà thầu xây lắp liên tục phản ánh về việc không thể thu mua đủ cát để phục vụ thi công. Cát dùng để san lấp nền, làm lớp đệm và trộn bê tông tại chỗ đều trở nên khan hiếm. Giá cát tăng vọt trong khi các mỏ khai thác tại Quảng Nam – Đà Nẵng đồng loạt tạm dừng hoạt động hoặc chỉ khai thác cầm chừng, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp bê tông thương phẩm lớn buộc phải thông báo ngừng hoặc hạn chế cung cấp. Cụ thể, Công ty CPXD và Đầu tư Thương mại Việt Hàn – Chi nhánh Quảng Nam đã phát đi văn bản thông báo tạm dừng cung cấp bê tông một số công trình do không thu mua được cát để sản xuất.
Bê tông Phước Yên cũng thông báo ngừng cung cấp bê tông ra thị trường vì không đủ nguyên liệu đầu vào là cát từ 23-5. Trạm bê tông Vinaconex 25 đã ra thông báo tăng giá 120 đồng /1m3 từ ngày 22-5. Trạm bê tông Sông Hàn và Sỹ Kiên Mạnh thì chỉ nhận cung cấp cho khách hàng truyền thống, các đơn đặt hàng khối lượng lớn và đồng thời tăng giá bê tông từ 20–30% do giá nguyên liệu tăng mạnh.
Hệ lụy từ tình trạng này là rõ ràng. Nhiều công trình lớn như cải tạo, nâng cấp cầu Biện, hệ thống thu gom nước thải khu vực Hòa Xuân – Cẩm Lệ, kè sông Yên, kè Cu Đê đang bị chậm tiến độ vì thiếu vật liệu đầu vào. Nhiều điểm thi công phải tạm dừng, ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Ban Quản lý Dự án ĐTXD các công trình giao thông và nông nghiệp TP Đà Nẵng đánh giá, nếu tình trạng này tiếp diễn, không chỉ tiến độ công trình mà cả chi phí xây dựng, chất lượng thi công cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh thành phố đang đẩy nhanh các dự án hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đây là rủi ro đáng lo ngại.
Ban Quản lý kiến nghị UBND TP sớm chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng nguồn cung cát xây dựng. Cần có các giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn, từ việc phân bổ nguồn cát, khơi thông lại các mỏ cung ứng, đến việc bình ổn giá vật liệu trên thị trường.
-
Cập nhật giá vật liệu xây dựng tháng 5/2025: Cát xây dựng tiếp tục là điểm nóng
Thị trường vật liệu xây dựng tháng 5/2025 tiếp tục ghi nhận những biến động đáng chú ý, trong đó giá cát xây dựng tiếp tục tăng mạnh và trở thành tâm điểm của toàn ngành.
-
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cung ứng vật liệu xây dựng
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cung ứng vật liệu đắp cho các dự án trọng điểm khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, các địa phương được yêu cầu khẩn trương giao nhà thầu trực tiếp các mỏ để chủ động về nguồn vật liệu đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.
-
CẬP NHẬT NÓNG: Giá thép, cát xây dựng vào đợt tăng giá mới
Thị trường vật liệu xây dựng tháng 4/2025 ghi nhận đợt tăng giá mới ở nhóm vật liệu chủ chốt như thép và cát xây dựng, trong khi xi măng vẫn giữ giá ổn định. Diễn biến này đang tạo áp lực lên chi phí đầu tư xây dựng và khiến nhiều nhà thầu, chủ đầu tư phải tính toán lại dự toán công trình.








-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.