Kết luận Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông vận tải vừa phục vụ 3 đột phá chiến lược, đáp ứng yêu cầu phát triển, mang lại lợi ích của các địa phương; đồng thời là một động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm tới.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo đang chỉ đạo 37 dự án/95 dự án thành phần trong đó có 35 dự án thuộc lĩnh vực đường bộ và 2 dự án thuộc lĩnh vực hàng không, với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu tỷ đồng.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra việc cung ứng vật liệu đắp cho các dự án trọng điểm khu vực phía Nam
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan huy động mọi nguồn lực, trang thiết bị, máy móc, áp dụng những giải pháp kỹ thuật hiện đại để hoàn thành các dự án cao tốc như An Hữu - Cao Lãnh, Vành đai 3 TP.HCM, Tuyên Quang - Hà Giang, Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng… vào cuối năm 2025.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Lạng Sơn cần nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại của các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, trong tháng 5/2025.
Các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang đẩy nhanh bàn giao mặt bằng các dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hoàn thành chậm nhất ngày 20/5/2025.
Các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tiền Giang quyết liệt triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ triển khai dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, đường Hồ Chí Minh.
Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng hoàn thành thủ tục cấp mỏ còn lại trong tháng 5/2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 203/TB-VPCP ngày 25/4/2025. Trong đó, tỉnh An Giang rà soát, khẩn trương giao các nhà thầu trực tiếp các mỏ để chủ động về nguồn vật liệu đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.
Tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre xem xét nâng công suất mỏ đáp ứng nhu cầu năm 2025 của dự án Vành đai 3 TP.HCM.
Tỉnh Đắk Lắk hoàn thành thủ tục chấp thuận cho thuê đất mỏ Ea Kênh và thủ tục hoàn trả bãi đổ thải vật liệu thừa tạm thời theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột trong tháng 5/2025.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra việc cung ứng vật liệu đắp cho các dự án trọng điểm khu vực phía Nam.
Đối với các dự án hợp tác công tư phải triển khai các thủ tục để khởi công ngay trong tháng 5/2025, Thủ tướng yêu cầu các nhà đầu tư tiếp tục chủ động huy động mọi nguồn lực, trang thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.
-
Chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công tại ĐBSCL
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tại ĐBSCL hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc tìm kiếm, bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án. Có thể điều chuyển nguồn vật liệu từ các dự án trục dọc còn dư sang các dự án trục ngang, từ địa phương còn dư nguồn vật liệu sang các địa phương đang thiếu hụt.
-
Bến Tre: Sẽ thanh tra toàn diện hoạt động cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa ban hành quyết định thanh tra chuyên đề diện rộng đối với hoạt động quản lý, thăm dò, khảo sát, quy hoạch, cấp phép, khai thác và vận chuyển tại các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
-
Quảng Nam thanh tra về khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Hoạt động thanh tra sẽ tập trung vào các nội dung chính, gồm: việc ban hành văn bản quản lý; tổ chức thực hiện công tác quy hoạch; cấp phép, đấu giá quyền khai thác; quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản vật liệu xây dựng.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án quan trọng trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông và Đồng Nai.








-
Lợi dụng mưa bão để tăng giá vật liệu, thực phẩm: Bộ Công Thương cảnh báo xử lý nghiêm
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng....
-
Ninh Bình yêu cầu Công an vào cuộc điều tra, xử lý đầu cơ, tăng giá vật liệu xây dựng
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cơ quan như Thuế, Công an, Tài chính, Công Thương và Thanh tra phối hợp giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác các mỏ vật liệu, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong đấu giá quyền khai thác. Đồng thời xử lý nghiêm...
-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...