Vừa qua, Moody's Investor Service đã công bố báo cáo mới về thị trường nhà ở châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, báo cáo của Moody’s Investors Service cho biết dù khả năng chi trả nhà ở sẽ được cải thiện đôi chút, nhưng ở nhiều nền kinh tế trong khu vực, người đi vay vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay thế chấp, trong bối cảnh lãi suất tăng cao và tâm lý người mua nhà suy yếu.
“Khả năng chi trả của người mua nhà sẽ được cải thiện đôi chút ở một số thị trường như Trung Quốc, Hong Kong, Úc, Indonesia và Nhật Bản trong năm nay. Dự báo về khả năng tăng trưởng GDP tại những thị trường này cũng đang ở mức tích cực”, Cedric Lai, Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích cao cấp của Moody’s chia sẻ.
Dù vậy, ông cũng nhận mạnh rằng sự cải thiện này vẫn chưa đủ để làm lu mờ về việc khả anwng chi trả vẫn là một thách thức với người mua nhà ở nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, qua đó không thể giúp cải thiện tâm lý thị trường, tạo đà cho sự tăng trưởng và phục hồi.
Tâm lý người mua nhà được dự đoán sẽ vẫn ở mức tương đối “trầm” tại nhiều thị trường trong khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của các nhà phát triển bất động sản trong 12 tháng tới, theo báo cáo của Moody’s.
Tính riêng tại thị trường Trung Quốc, doanh số bán nhà của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đã liên tục sụt giảm trong vài tháng gần đây sau khi phục hồi nhẹ trong quý I.
Ở thị trường Hong Kong, người bán nhà và các công ty địa ốc cũng phải định giá bán một cách cẩn thận để duy trì doanh số bán nhà khi tâm lý người mua đang suy yếu.
Mặt khác, với thị trường Úc, các nhà phát triển bất động sản sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu về nhà ở được dự đoán sẽ tăng mạnh trong trung hạn, trong bối cảnh học sinh – sinh viên ở nhiều quốc gia khác đang quay trở lại Úc sau đại dịch, theo báo cáo của Moody’s.
Biến động về khả năng chi trả ở từng quốc gia sẽ gây ra những tác động không đồng đều đối với việc vay thế chấp ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Trung Quốc, việc cải thiện khả năng chi trả nhà ở và các đợt cắt giảm lãi suất gần đây của Ngân hàng Trung ước Trung Quốc sẽ góp phần giúp giảm bớt rủi ro trả nợ các khoản vay thế chấp đối với người mua nhà, mang lại lợi ích cho ngành chứng khoán
Khả năng chi trả nhà ở tốt hơn sẽ có tác động tín dụng không đồng đều đối với lĩnh vực thế chấp ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ở Trung Quốc, việc cải thiện khả năng chi trả nhà ở và việc cắt giảm lãi suất gần đây sẽ giảm bớt rủi ro trả nợ thế chấp cho những người vay mua nhà, mang lại lợi ích cho lĩnh vực chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp nhà ở (RMBS - một chứng khoán dựa trên một khoản nợ (tương tự như trái phiếu), được đảm bảo bằng lãi suất chi trả cho các khoản vay về nhà ở).
Ở Úc, khả năng chi trả nhà được cải thiện vẫn không giúp giảm bớt rủi ro đối với RMBS và trái phiếu có đảm bảo. Tại Nhật Bản, chất lượng tín dụng của các khoản vay thế chấp bằng RMBS vẫn sẽ được đảm bảo.
-
Trong khi người tiêu dùng tại một số thị trường như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Singapore đã dần lấy lại sự lạc quan trong chi tiêu thì tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, người dân vẫn chưa thực sự trở lại mức chi tiêu như trước.
-
Người mua nhà châu Á tiếp tục khó khăn vì chênh lệch giá nhà và thu nhập
Bất chấp sự cải thiện tại một số thị trường, người mua nhà tại khu vực này vẫn phải đối mặt với những áp lực rất lớn về khả năng chi trả nhà ở.
-
Từ Trung Quốc nhìn ra châu Á: Suy thoái bất động sản nguy hiểm hơn giảm phát?
Nền kinh tế toàn cầu đã phải vật lộn với lạm phát cao trong hai năm qua. Sự kết hợp giữa sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, chi tiêu hào phóng của chính phủ và giá lương thực, năng lượng cao hơn phát sinh từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đều góp phần gây ra vấn đề này. Hầu hết các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế sự tăng giá.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.