HoREA vừa có văn bản kiến nghị về sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 2013 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho thị trường bất động sản. Trong đó có kiến nghị, giao cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm và quyết định ban hành bảng giá đất phù hợp với thực tế của từng địa phương.
Cụ thể, Điều 18 Luật Đất đai quy định "Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể";
Điều 113 Luật Đất đai quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp";
Điều 114 Luật Đất đai quy định căn cứ khung giá đất, cấp tỉnh ban hành bảng giá đất định kỳ 05 năm một lần;
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định giá đất trong bảng giá đất "phải phù hợp với khung giá đất"; "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất; trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định";
Nghị định 44/2014/NĐ-CP không cho phép bảng giá đất của các địa phương có giá đất tối thiểu thấp hơn mức giá đất tối thiểu đã được quy định trong khung giá đất của Chính phủ. Các quy định này không phù hợp với nguyên tắc đã được quy định tại điều 112 Luật Đất đai 2013:"giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường";
Căn cứ các quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 (có hiệu lực 05 năm) đã ban hành bảng giá đất, trong đó giá đất cao nhất thuộc về các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) sau khi đã vận dụng tột khung thì chỉ có giá 162 triệu đồng/m2; Nếu áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất khu vực 1 (cao nhất) là 1,2 lần theo Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 23/03/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số k) thì giá đất ở của 03 con đường này cũng chỉ là 194,4 triệu đồng/m2, thấp hơn rất nhiều so với giá đất thị trường (trên 1 tỷ đồng/m2);
Ngoài ra, một vấn đề bất hợp lý trong cách tính tiền sử dụng đất đối với các vị trí nhà trong hẻm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố, dẫn tới mức nộp tiền sử dụng đất của nhiều vị trí nhà trong hẻm trong thời điểm hiện nay cao hơn mức nộp tiền sử dụng đất năm 2014.
Như vậy, bảng giá đất của thành phố được xác lập theo cơ chế này thì giá đất của vị trí có giá cao nhất (Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ) và các vị trí có giá đất thấp nhất trong hẻm sâu cũng đều không phù hợp với nguyên tắc "giá đất phổ biến trên thị trường"; Nhìn chung thì bảng giá đất thành phố cũng chỉ tương đương khoảng 30 - 40% giá đất thực tế trên thị trường, đã cho thấy sự bất cập của chế định Chính phủ ban hành khung giá đất, cần phải được xem xét sửa đổi cho phù hợp;
Do vậy, HoREA kiến nghị sửa đổi điều 18, điều 113, điều 114 Luật Đất đai 2013 theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất, mà giao toàn quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm và quyết định ban hành bảng giá đất, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường" theo điều 112 Luật Đất đai.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....