Thời gian qua, Trung Quốc đang có những động thái nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông khi họ cho rằng luật mới này có thể mang lại sự ổn định về chính trị. Trước đó, nền kinh tế Hồng Kông đã chìm trong khủng hoảng do Covid-19 và các vụ biểu tình gây ra.
“Đối với các doanh nghiệp, chính trị ổn định là quan trọng nhất. Họ nghĩ rằng luật pháp là yếu tố tích cực đối với môi trường kinh doanh. Sẽ không còn những vụ bạo loạn và đập phá cửa hàng nữa”, Daniel Wong, giám đốc điều hành của công ty bất động sản Midland IC&I nói.
Nhiều nhà bán lẻ đã buộc phải đóng cửa trong năm qua vì các cuộc biểu tình chống chính phủ. Tiếp đó, trong những tháng gần đây, đại dịch Covid-19 lại tiếp tục làm gián đoạn kinh doanh. Doanh số bán lẻ đã giảm 36,6% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước.
Luật mới nhằm hạn chế sự ly khai và khủng bố. Các nhà bán lẻ hy vọng nó sẽ chấm dứt hoàn toàn các cuộc biểu tình đã diễn ra hơn 1 năm nay.
Tuy nhiên, bộ luật mới lại gây lo ngại về quyền tự do trong thành phố. Các nhà chức trách cho biết họ sẽ có các biện pháp xử lý những kẻ gây rối.
Ông Wong nói rằng nhu cầu mua hoặc thuê mặt bằng kinh doanh trên đường phố ở Hồng Kông đã tăng ít nhất 50% trong ba tuần kể từ khi bộ luật mới được đề xuất.
“Các chủ đại lý nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã trôi qua và giá cả đang chạm đáy. Giờ là lúc để săn tìm các món hời”, ông Wong nói thêm. Ông cũng cho biết công ty của ông đã ghi nhận nhiều giao dịch hơn trong thời gian qua.
Dennis Cheng, chuyên gia kinh tế tại công ty bất động sản Ricacorp cho biết cụ thể nhu cầu của nhiều khách hàng của các chuỗi đại lý bán lẻ đã tăng 40%. “Thị trường bây giờ đã cân bằng hơn khi nhu cầu của khách hàng tăng và nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh bán lẻ cũng tăng”, ông nói.
Tuy nhiên, số lượng giao dịch cũng chưa thật sự tăng quá nhiều. Do đã chìm trong khủng hoảng chính trị trong suốt 1 năm nay, sự kỳ vọng về giá cả giữa người bán và người mua vẫn còn khá xa nhau.
“Một số người bán quyết định không bán nữa sau khi mức giá mà người mua đưa ra rất thấp so với kỳ vọng của họ”, ông Cheng nói thêm. “Bên cạnh đó, nhiều người vẫn chưa hoàn toàn tin rằng nền kinh tế đang dần phục hồi. Vì vậy, họ chọn giải pháp an toàn là giữ tiền”.
Các phân khúc khác trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông cũng chưa diễn ra nhanh chóng và đúng kỳ vọng của nhiều chuyên gia. Bất chấp một số văn phòng đã được phép hoạt động trở lại sau khi chính phủ nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội, họ vẫn cần phải chờ xem bộ luật an ninh mới có tác động tới thị trường và xã hội như thế nào.
-
Người Hong Kong xếp hàng chờ mua bất động sản
CafeLand- Luật an ninh mới được áp dụng có nguy cơ đe dọa vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính của châu Á, nhưng vẫn không ảnh hưởng tới thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới này.
-
Giới nhà giàu Hồng Kông đang chuẩn bị lối thoát ra nước ngoài
Một doanh nhân Hồng Kông đã chuyển 10 triệu đô la sang Singapore và dự định chuyển thêm; một người khác đang để mắt đến bất động sản London; các gia đình khá giả trên toàn thành phố đang mở tài khoản ngân hàng nước ngoài và xin hộ chiếu thay thế.
-
Bất động sản Hồng Kông đứng trước nguy cơ tụt hạng
Nhiều sự kiện xảy ra đã khiến vị thế là một trong những thị trường bất động sản hàng đầu thế giới của Hồng Kông bị đe dọa.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...