Các hộ dân phải sử dụng máy bơm để đẩy nước thải ra ngoài.
Anh Chu Hoàng Cường (số nhà 107) cho biết: “Tình trạng ngập úng nước thải, nước bể phốt ở khu tập thể B5 này xảy ra từ ngày 7.6. Nước tràn bắt đầu từ nhà bà Chung rồi lan rộng khắp các hộ ở tầng 1. Nặng nhất là vào ngày 11.6 và các ngày mưa bão vừa qua. Chúng tôi không rõ nguyên nhân cụ thể của việc tràn nước này, chỉ mong cơ quan chức năng can thiệp sớm để các hộ ở đây sinh hoạt bình thường. Cái cảnh phải chạy ra ngoài vỉa hè ngủ rồi đi ăn nhờ nhà người khác thì không chịu được lâu dài”.
Nước thải bị ứ đọng, ngập úng nặng nhất là ở hộ gia đình bà Nguyễn Thị Chung (70 tuổi – số nhà 106). Căn nhà của bà Chung rộng khoảng 50m2, nằm ở vị trí dốc trũng tầng 1 của khu tập thể. Đã gần nửa tháng nay, trong nhà bà luôn bị ngập úng, nước thải và nước bể phốt cứ sục trào không thể thoát. Nhiều lúc, nước chảy từ các góc tường, cầu thang như khe suối khiến toàn bộ sàn nhà lênh láng, một số vật dụng trôi nổi tự do. Do nhà bà Chung được thiết kế theo kiểu nút thắt chai bịt kín nên mùi hôi thối quẩn vây khắp các góc nhà không thể thoát khí và việc đẩy nước ra ngoài đường là rất khó khăn.
Bà Chung cho biết: “Tôi và con trai sống trong căn nhà này đã 40 năm rồi và chưa bao giờ bị nước thải tràn, ngập úng trong nhà. Cho tới chiều 7.6, khi công trình thi công sau nhà tôi bắt đầu khoan nền đất thì xảy ra hiện tượng nước thải tràn vào nhà. Gia đình tôi và khu tập thể đã kiến nghị lên chính quyền nhưng vẫn chưa được giải quyết. Tôi đã già, sức yếu lại còn mang bệnh thấp khớp di chuyển khó khăn, nếu tình trạng này vẫn cứ xảy ra trong thời gian dài chắc tôi chết mất”.
Một hộ dân khác ở số nhà 108 cho hay: “Tưởng việc tràn nước, ngập úng này chỉ xảy ra 1-2 ngày nhưng ai ngờ đã kéo dài đến gần nửa tháng nay. Mọi sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn. Bơm nước thì trái giờ, đi chợ, nấu cơm phải sớm, nhiều lúc còn phải đi ngủ nhờ. Thậm chí, lúc ăn uống các con tôi cũng phải bịt khẩu trang hay phải chạy ra ngoài vỉa hè ngồi ăn cho xong bữa.
Những hôm mưa bão, nước mưa cùng nước thải bể phốt ngập đến 20cm trong nhà. Mỗi hộ gia đình chúng tôi đều phải tự mưa máy bơm nước đến tiền triệu để đẩy nước thải ra ngoài. Cứ tình trạng này thì các hộ dân ở khu tập thể này khó sống lắm”.
Trao đổi với PV về tình trạng này, bà Vũ Thị Ty (Phó tổ trưởng tổ 21, khu tập thể B5 Giảng Võ) cho biết: “Khu tập thể này được xây dựng năm 1975 bao gồm 5 tầng và 60 nhà, tương ứng với 60 hộ dân. Hơn 40 năm nay, ở đây chưa hề có tình trạng tràn nước hay ngập úng trong thời gian dài thế này. Ngày 7.6, khi dự án Tổ hợp khách sạn Sao Phương Đông (phía sau khu tập thể B5) do Công ty xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Delta tiến hành thi công, đào đất ở phía dãy nhà thì thấy nước phun lên. Khoảng mấy tiếng sau thì hộ gia đình nhà bà Chung bị tràn nước cống ngập sàn nhà.
Đến ngày 11.6 thì hàng loạt hộ ở dưới tầng 1 bị tắc cống và ngập nước. Các hộ ở trên tầng cũng bị ảnh hưởng vì phải hạn chế sử dụng nước, nếu không 5 bể phốt của khu tập thể sẽ không thể chữa nổi. Chúng tôi đã làm việc với chính quyền phường và phía công trình thi công, tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân, mặc dù đã tổ chức hút bể phốt nhưng vẫn tắc và ngập”.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...