Khoảng 20km đường trục phía Nam, đoạn từ phường Kiến Hưng, Hà Đông đến hết địa phận huyện Thanh Oai đã được bàn giao khai thác - Ảnh/Báo Lao Động.
Dự án, khởi công từ tháng 4/2008, có tổng chiều dài hơn 41km, điểm đầu giao đường Phúc La - Văn Phú (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), điểm cuối nối với Quốc lộ 1A - đoạn phía dưới cầu Giẽ (xã Châu Can, huyện Phú Xuyên) và được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Nguồn vốn đầu tư được đối ứng bằng tiền sử dụng đất từ các dự án Khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng.
Đến năm 2018, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 18,5km đoạn từ Hà Đông đến hết địa phận huyện Thanh Oai. Hiện còn 23km chưa hoàn thành, trong đó có 14km thuộc huyện Ứng Hòa và 9km tại huyện Phú Xuyên.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 20km và 3km còn lại, chủ yếu tại huyện Ứng Hòa, đang gặp khó khăn liên quan đến 23 hộ dân cần tái định cư.
Được biết, tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án là hơn 740.000m2, bao gồm đất công, đất nông nghiệp của 598 hộ dân và đất ở của 23 hộ dân. Đến nay, huyện đã thu hồi gần 70% diện tích, với kinh phí bồi thường 321,6 tỷ đồng. Phần diện tích còn lại, bao gồm 2.528,4 m2 đất ở của 23 hộ dân xã Trầm Lộng, đang được gấp rút hoàn thành công tác thu hồi và bố trí tái định cư.
Dự kiến huyện Ứng Hòa sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý I, bàn giao 100% mặt bằng trong quý II/2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.
Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng 6 làn xe, giúp cải thiện lưu thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam Thủ đô.
Ngoài dự án này, hiện Hà Nội đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, nhằm giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đã dành hơn 65% nguồn lực đầu tư công cho lĩnh vực giao thông. Sau gần 4 năm thực hiện, lĩnh vực giao thông vận tải đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào kết quả chung của Thủ đô.
Thành phố cũng bổ sung 5 tuyến đường trục chính nhằm giảm ùn tắc giao thông, như đường cao tốc trên cao dọc theo trục kinh tế phía Nam trong đường Vành đai 4.
-
Hà Nội thúc tiến độ loạt dự án đường sắt đô thị trọng điểm
Bước vào năm 2025, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, đặc biệt là hoàn thành thi công đoạn ngầm Tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội và sớm khởi động lại dự án Tuyến số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất tại quận có đại đô thị lớn nhất phía Tây Hà Nội
Với quyết định mới, tuyến đường đắt nhất tại quận này sẽ có giá gần 140 triệu đồng/m2.


-
3 điểm đến chiến lược sẽ làm nên diện mạo mới cho du lịch Hà Nội
Ba Vì – Phố cổ – Hương Sơn được chọn làm trọng điểm phát triển, kết nối di sản và trải nghiệm hiện đại tại Hà Nội.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe
Nhà đầu tư kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
-
Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá, trung tâm thương mại làm trụ sở phường mới hậu sáp nhập
Sau khi thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá bỏ hoang và trung tâm thương mại làm nơi đặt trụ sở phường mới.