Dự án đường trục phía Nam Hà Tây cũ là dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) có chiều dài 41,5 km, mặt cắt ngang 40 m, gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 60 km/h, do Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land). Tuy nhiên, đến nay, dự án được Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh mua 95% cổ phần.
Đây là tuyến đường quan trọng chạy qua địa phận 23 xã thuộc các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Phú Xuyên. Dự kiến ban đầu tuyến đường sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, sau 4 năm chậm tiến độ, tuyến đường mới chuẩn bị hoàn thiện giai đoạn một với khoảng 20 km.
Điểm đầu tuyến đường tiếp giao đường Phúc La - Văn Phú (Kiến Hưng, Hà Đông). Điểm cuối tiếp giao Quốc lộ 1A - đoạn phía dưới cầu Giẽ (Châu Can, Phú Xuyên).
Dự kiến, 20 km giai đoạn một sẽ thông xe vào ngày 10-10-2018. Tuyến đường được kỳ vọng sau khi hoàn thiện và đưa vào hoạt động sẽ giảm tải áp lực cho quốc lộ 21B.
Hiện dọc tuyến đường gần 20 km này đã được trải thảm nhựa, trồng cây xanh và hoàn thiện những hạng mục cuối cùng chờ ngày khánh thành.
Năm 2007, khi tỉnh Hà Tây chưa được sáp nhập về Hà Nội, dự án đường trục phía Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đây là tuyến đường trọng điểm của thủ đô Hà Nội, đi xuyên qua Khu đô thị Thanh Hà. Có kết nối với tỉnh Hà Nam, Ninh Bình với chủ trương nâng cấp thành một tuyến quốc lộ từ Mỹ Đình (Hà Nội) – Thị trấn Ba Sao (Kim Bảng – Hà Nam) – Bái Đính (Ninh Bình). Năm 2008, khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội thì tuyến đường trục này cần kết nối với trung tâm thủ đô, cụ thể là tuyến đường nối từ Ga Hà Nội đến Kiến Hưng với việc đầu tư đường Tôn Thất Tùng kéo dài và nâng cấp các tuyến đường hiện trạng trong nội đô. Để hoàn vốn cho dự án, chủ đầu tư được đối ứng 3 khu đô thị: Khu đô thị Thanh Hà A, Khu đô thị Thanh Hà B và Khu đô thị Mỹ Hưng. Dự kiến năm 2020 sẽ thông xe toàn tuyến: Mỹ Đình – Vành Đai 3 – Kiến Hưng- Ba Sao (Hà Nam) – Bái Đính. |
-
Đầu tư BT, phao cứu sinh cho các dự án hạ tầng Hà Nội
Nhu cầu phát triển của TP. Hà Nội ngày càng cao cả về quy mô và chất lượng trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp. Do đó, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) được coi là giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện và kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...