Việc khởi công đồng thời hai tuyến metro lớn trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch của Hà Nội
Theo nội dung công văn, tuyến metro số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo sẽ được khởi công vào ngày 10/10, với chiều dài toàn tuyến khoảng 11,5km, trong đó có 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao. Tuyến này được thiết kế với tổng cộng 10 ga, bao gồm 7 ga ngầm và 3 ga trên cao.
Tuyến số 2 bắt đầu tại khu vực Nam Thăng Long, chạy theo trục đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài và kết thúc tại khu vực giao phố Trần Hưng Đạo.
Tổng mức đầu tư sơ bộ cho dự án tuyến số 2 hiện nay là khoảng 35.600 tỷ đồng, tăng hơn 16.000 tỷ đồng so với mức đầu tư được phê duyệt ban đầu vào năm 2008. Việc tăng vốn được lý giải do biến động giá nguyên vật liệu, chi phí giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật và mở rộng quy mô ga ngầm trung tâm.
Tuyến metro số 5 Văn Cao – Hòa Lạc dự kiến khởi công vào ngày 19/12, là tuyến metro có quy mô lớn nhất về chiều dài trong hệ thống metro của Hà Nội hiện nay, với tổng chiều dài hơn 38km.
Tuyến bắt đầu tại ngã tư Văn Cao – Hoàng Hoa Thám, chạy dọc qua Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4, và kết thúc tại khu vực Hòa Lạc, cách ngã tư Hòa Lạc về phía Phú Thọ (Hòa Bình cũ) khoảng 5km.
Tuyến số 5 sẽ có tổng cộng 21 nhà ga, bao gồm 6 ga ngầm, 15 ga nổi. Về hình thức xây dựng, tuyến này bao gồm hơn 6km đi ngầm, 2km đi trên cao, và 30km còn lại đi bằng trên mặt đất, chủ yếu dọc theo các trục giao thông hiện hữu để tối ưu hóa chi phí và hạn chế giải phóng mặt bằng.
Tổng mức đầu tư của tuyến metro số 5 được xác định là hơn 61.900 tỷ đồng, trong đó phần lớn vốn sẽ huy động từ các nguồn ODA, ngân sách thành phố và các hình thức đầu tư công – tư (PPP).
Thành phố yêu cầu Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và chính quyền các xã, phường liên quan, tập trung triển khai các chỉ đạo tại Thông báo số 414/TB-VP ngày 8/7/2025, nhằm bảo đảm tiến độ khởi công đúng kế hoạch đã được ấn định.
Đồng thời, yêu cầu các bên liên quan báo cáo định kỳ tiến độ, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh cho UBND Thành phố, đảm bảo không để xảy ra ách tắc ảnh hưởng đến kế hoạch khởi công và thi công trong các mốc thời gian đã được công bố.
Việc khởi công đồng thời hai tuyến metro lớn trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây. Đây cũng là các tuyến kết nối trực tiếp với các trục phát triển đô thị chiến lược như vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lại không gian đô thị và phân bổ dân cư hợp lý hơn trong tương lai.
Đặc biệt, tuyến metro số 5 với trục Văn Cao – Hòa Lạc sẽ kết nối trung tâm Thủ đô với các khu vực như Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội và khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc, mở ra cơ hội phát triển mạnh về kinh tế – xã hội cho toàn bộ hành lang phía Tây.
-
Hà Nội thông qua danh mục khuyến khích đầu tư không gian ngầm 8 tuyến metro
Hà Nội vừa chính thức ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng, trong đó có 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 320,25km.
-
Hà Nội tăng giá vé các tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội từ ngày 1/8
Hà Nội sẽ điều chỉnh giá vé đối với hai tuyến metro quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, bao gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
-
Metro Cát Linh - Hà Đông hơn 18.000 tỉ đồng và bài học về quản lý hạ tầng
Vì sao một công trình có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng lại rơi vào tình trạng "hư hỏng vặt" kéo dài mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả?








-
FLC sắp họp cổ đông bất thường, hé lộ thay đổi lớn về nhân sự và kế hoạch kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa chốt lịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2025 vào sáng 4/8 tại trụ sở FLC Landmark Tower, Hà Nội. Tại đây, ban lãnh đạo FLC sẽ trình bày kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đ...
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...
-
Điều chỉnh công suất khai thác sân bay Gia Bình, sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giảm công suất Nội Bài, tăng quy mô sân bay Gia Bình lên 30 triệu khách/năm trong giai đoạn 2021-2030, do 2 sân bay này nằm gần vùng trời, chỉ cách nhau khoảng 43km.