Giữa tháng 8, công ty đầu tư Brookfield Asset Management đã mua lại một dự án căn hộ dịch vụ ở quận Yangpu phía đông bắc Thượng Hải với giá 1,26 tỷ nhân dân tệ (176 triệu USD). Khu phức hợp rộng 42.000 m2 là dự án nhà cho thuê đầu tiên của công ty đa quốc gia Canada tại Trung Quốc. 100 căn hộ cho thuê đầu tiên của dự án đã được tung ra thị trường vào tháng 9 và số còn lại dự kiến mở bán vào giữa năm 2023.
Stuart Mercier, người đứng đầu bộ phận bất động sản châu Á tại Brookfield, cho biết thị trường nhà cho thuê của Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng nhanh chóng trong vài năm tới, do các chính sách hỗ trợ và nhu cầu thị trường tăng cao. Thượng Hải hiện có 10 triệu người ngoại tỉnh làm việc và sinh sống tại thành phố. Đây là động lực chính của thị trường nhà ở cho thuê.
Brookfield đã thành lập thương hiệu tầm trung đến cao cấp như “Blinq” trong nỗ lực tăng cường đầu tư nhà cho thuê ở Trung Quốc, với khu phức hợp Yangpu là dự án đầu tiên mang thương hiệu này.
Trước đó, cuối tháng 5, Morgan Stanley Real Estate Investment (MSREI) đã thông báo trên tài khoản WeChat chính thức của mình về việc mua lại 4 bất động sản logistics và công nghiệp từ SC Capital có trụ sở chính tại Singapore. Tổng diện tích các dự án được Morgan Stanley Real Estate Investment mua lại gồm 210.000 m2 ở Nam Thông, Thái Thương, Tô Châu và Gia Hưng.
Toru Bando, Giám đốc đầu tư của MSREI, cho biết thương vụ mua lại này có giá trị lớn do sự thiếu hụt tài sản logistics chất lượng tại các trung tâm vận tải ở Trung Quốc.
MSREI khai thác lĩnh vực bất động sản logistics ở Trung Quốc từ năm 2015, quản lý hơn 1 triệu m2 dự án cho đến nay. Ông cho biết công ty đã theo dõi chặt chẽ các lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều từ các nhà đầu tư, bao gồm các khu công nghiệp cho các công ty y sinh và các căn hộ thuê dài hạn ở Trung Quốc.
Đơn vị địa phương của CapitaLand, nhà phát triển bất động sản Singapore gia nhập thị trường Trung Quốc năm 1994, cũng đã thực hiện khá nhiều thương vụ mua lại trong lĩnh vực bất động sản thương mại. Công ty đã đấu thầu thành công Tháp Borui, nằm gần Đường vành đai 3 phía Đông của Bắc Kinh, với giá 2,04 tỷ nhân dân tệ vào ngày 17/10.
Cũng trong tháng 10, CapitaLand China Trust đã thâm nhập vào thị trường bất động sản logistics của Trung Quốc bằng cách mua 4 dự án logistics trị giá 1,68 tỷ nhân dân tệ tại Trung Quốc.
Trước đó, đầu tháng 3, CapitaLand đã mua một khu đất để phát triển khu dân cư ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên với giá 1,18 tỷ nhân dân tệ và một khu đất khác ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với giá 2,31 tỷ nhân dân tệ. Tới tháng 4, nhà phát triển bất động sản này đã chi 3,66 tỷ nhân dân tệ để mua một công viên trung tâm dữ liệu ở Thượng Hải.
Yang Yuechen, trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Knight Frank tại Thượng Hải và Bắc Kinh cho biết: “Các dự án logistics thường được các nhà đầu tư ưa chuộng vì triển vọng đầy hứa hẹn. Do đó, chúng tôi đã chứng kiến nhiều giao dịch đạt được từ các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước”.
Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu giữ thái độ lạc quan, nhưng vẫn thận trọng đối với thị trường bất động sản thương mại Trung Quốc, phân khúc có hoạt động ổn định hơn thị trường nhà đất trong năm nay.
Một loạt yếu tố bên ngoài như tác động của đại dịch Covid-19, lạm phát toàn cầu và tăng lãi suất ở Mỹ đã tạo ra sự không chắc chắn trên thị trường đầu tư và thúc đẩy các tổ chức áp dụng cách tiếp cận thận trọng đối với các khoản đầu tư mới.
Sun Ling, người đứng đầu thị trường vốn của JLL East China, cho biết môi trường đầy thách thức hiện tại đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài không thể thực hiện các động thái tích cực.
"Tuy nhiên, với việc thực hiện ủy thác đầu tư bất động sản, hợp lý hóa giá bất động sản và nới lỏng các chính sách tiền tệ cũng như tín dụng tập trung, chúng tôi kỳ vọng thị trường đầu tư sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng trong quý IV", ông Sun nói.
-
Tương lai tươi sáng chờ đón bất động sản Trung Quốc
Thị trường bất động sản Trung Quốc gặp khó trong suốt năm qua và đang phục hồi với tốc độ tương đối chậm, song những tín hiệu tích cực đang đến khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu tung ra những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy.
-
Việt Nam lọt top 3 thị trường bất động sản Đông Nam Á được người mua nhà Trung Quốc yêu thích nhất
Người mua nhà Trung Quốc thường đầu tư vào bất động sản Singapore, nhưng giờ đây sự quan tâm đã được phân bổ đều ra các thị trường khác như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam.
-
Phôi thép giá rẻ tấn công, Việt Nam gia tăng phòng vệ
Việc áp dụng biện pháp tự vệ với các sản phẩm phôi, thép dài nhập khẩu vào Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh phôi thép Trung Quốc giá rẻ đang tràn ngập thị trường, gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...