Mới đây, Bộ Công Thương vừa quyết định rà soát cuối kỳ về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, thời gian dự kiến kéo dài thêm 6 tháng.
Rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp tự vệ với phôi và thép dài nhập khẩu
Được biết, biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài áp dụng cho sản phẩm có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 nhập khẩu vào Việt Nam.
Thời gian | Phôi thép | Thép dài |
Từ 22-3-2020 đến 21-3-2021 | 15,3% | 9,4% |
Từ 22-3-2021 đến 21-3-2022 | 13,3% | 7,9% |
Từ 22-3-2022 đến 21-3-2023 | 11,3% | 6,4% |
Từ ngày 22-3-2023 trở đi | 0% (nếu không gia hạn) | 0% (nếu không gia hạn) |
Các mức thuế được áp dụng gia hạn kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023, với mức thuế sẽ giảm dần theo từng năm. Cụ thể, trong năm đầu tiên mức thuế áp dụng với phôi thép là 15,3% và thép dài là 9,4%; năm thứ hai mức thuế giảm tương ứng là 13,3% và 7,9%; năm thứ 3 là 11,3% và 6,4%.
Kể từ ngày 22/3/2023, nếu cơ quan chức năng không tiếp tục gia hạn thì mức thuế sẽ về 0%.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Công Thương xác định việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu là cần thiết để tiếp tục ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và đảm bảo hiệu quả của biện pháp, giúp ngành sản xuất trong nước có thêm thời gian cần thiết để điều chỉnh.
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp ngành thép, việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam có ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép trong nước trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, thậm chí thua lỗ trong năm nay.
-
Yêu cầu phòng vệ đối một số sản phẩm thép nhập khẩu
Cục Phòng vệ thương mại vừa có thông báo yêu cầu các doanh nghiệp trong nước gửi hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu trước 17 giờ ngày 13/8.








-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động ...
-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....