Một góc Hà Nội.
Tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống hành chính cấp xã
Dự thảo phương án sắp xếp được Sở Nội vụ Hà Nội xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP Hà Nội. Phương án này đặt ra nguyên tắc đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đồng thời không làm gián đoạn công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, các đơn vị hành chính cấp xã có vị trí liền kề, có định hướng phát triển tương đồng sẽ được sắp xếp để hỗ trợ lẫn nhau, tạo động lực kinh tế. Việc điều chỉnh này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, tinh giản bộ máy và tăng hiệu quả quản lý nhà nước.
Hai trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp gồm: Đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các khu vực lân cận và những đơn vị có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Định hình diện mạo hành chính Thủ đô
Thủ đô Hà Nội cũng có phương án riêng để đảm bảo sự phát triển dài hạn với năm vùng động lực và năm trục phát triển. Việc xác lập địa giới hành chính mới sẽ dựa trên các tuyến giao thông chính, ranh giới tự nhiên như sông ngòi, đường phân thủy, địa vật quan trọng và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
Các khu vực có vị trí biệt lập, chẳng hạn như xã Minh Châu (huyện Ba Vì), sẽ không nằm trong diện sắp xếp. Trong khi đó, Hà Nội cũng tính đến yếu tố quy hoạch tương lai với định hướng hai đô thị trực thuộc Thủ đô ở phía Bắc và phía Tây, cùng các vùng công nghiệp, du lịch.
Đặt tên xã, phường mới: Đánh số hay giữ lại bản sắc?
Dự thảo phương án đưa ra hai hướng đặt tên mới cho các xã, phường sau sáp nhập:
Một là đặt tên theo số thứ tự hoặc theo tên huyện để dễ dàng số hóa và cập nhật dữ liệu, chẳng hạn như Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2 hay Đan Phượng 1, Đan Phượng 2.
Hai là giữ lại những địa danh lịch sử, văn hóa tiêu biểu nhằm bảo tồn bản sắc địa phương, ví dụ: Đống Đa có thể chia thành Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trung tâm hành chính mới: Đâu sẽ là "thủ phủ" của các xã, phường sáp nhập?
Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính mới sẽ được chọn từ một trong số các xã, phường hiện tại, dựa trên vị trí thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, giao thông kết nối tốt và tiềm năng phát triển lâu dài.
Dự kiến, sau sắp xếp, số đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội sẽ giảm khoảng 50%. Trong thời gian tới, UBND TP sẽ lấy ý kiến người dân, các sở, ngành, quận, huyện để hoàn thiện phương án trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6.
-
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
-
Tại sao giá đất lại biến động mạnh sau mỗi lần sáp nhập địa giới hành chính?
Từ những thông tin về sáp nhập hay nâng cấp hành chính, không ít nhà đầu tư và người dân đã vội vàng đổ tiền vào đất đai, hy vọng giá trị đất sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, sau mỗi đợt sốt đất, giá trị bất động sản lại nhanh chóng lao dốc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thị trường. Vậy, hiện tượng này phản ánh điều gì? Và tại sao mỗi khi có sự thay đổi về hành chính, hiện tượng "sốt đất" lại tái diễn?






-
Hà Nội dự chi hơn 18.000 tỷ đồng cải tạo không gian bên Hồ Gươm, xây cầu Trần Hưng Đạo nối ba quận
Hai dự án trọng điểm vừa được HĐND TP Hà Nội phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư công lên tới gần 18.833 tỷ đồng, trong đó bao gồm kế hoạch "thay da đổi thịt" khu vực phía Đông Hồ Gươm và xây dựng cầu Trần Hưng Đạo – cây cầu mới nối Hoàn Kiếm, Hai Bà ...
-
Tiềm năng phát triển của thị xã duy nhất trực thuộc Hà Nội sau sáp nhập
Nơi đây được xem là “Cửa ngõ” phía Tây Thủ đô, nơi hội tụ lịch sử ngàn năm và khát vọng đô thị hóa.
-
“Đất vàng” 275 Nguyễn Trãi sắp có dự án nhà ở xã hội gần 1.000 tỷ đồng, cung cấp hơn 400 căn hộ
Khu đất tại số 275 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) sắp được triển khai với dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 400 căn, tổng vốn đầu tư hơn 820 tỷ đồng.