Chiều 1/4, Bộ Nội vụ họp giao ban công tác tháng 3/2025, triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4/2025. Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Xuân Hân cho biết, trong tháng 3, khối lượng công việc của bộ rất lớn, đặc biệt có nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng
Liên quan đến nội dung sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Nội vụ đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ, ban hành quy chế hoạt động và kế hoạch triển khai thực hiện…
Thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các đơn vị cần tập trung cao độ trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6, để chính quyền cấp xã sẽ bắt đầu vận hành từ ngày 01/7, cấp tỉnh sẽ vận hành sau ngày 30/8.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Bộ Nội vụ
Bộ trưởng lưu ý, kể từ ngày 01/5, khối lượng công việc sẽ rất lớn khi 63 tỉnh, thành phố gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cùng thời điểm.
Đồng thời, Bộ Nội vụ cần phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các Bộ, ngành điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc vận hành của chính quyền địa phương hai cấp, sau khi không còn cấp huyện.
Theo lộ trình, Đảng ủy Chính phủ sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 11 để thông qua đề án của Đảng ủy Chính phủ. Sau đó, Bộ Chính trị sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp vào, dự kiến diễn ra vào ngày 16/4. Hội nghị cũng sẽ xác định một số nhiệm vụ trong sắp xếp lại Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát.
Bộ trưởng chia sẻ: “Ngày 01/7 là mốc để chính quyền cấp xã bắt đầu vận hành, ngày 30/8 là thời điểm toàn bộ hệ thống chính trị sau khi sắp xếp và tổ chức lại sẽ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ”.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị người đứng đầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ để hoàn thành các công việc tham mưu cho Bộ, đặc biệt là trong việc sắp xếp và vận hành chính quyền địa phương hai cấp khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện.
Về xây dựng thể chế, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu toàn ngành tập trung hoàn thiện khối lượng chính sách rất lớn như vấn đề việc làm, tiền lương; rà soát chính sách liên quan đến phụ cấp, phụ cấp đặc thù, lương tối thiểu vùng để tham mưu, đề xuất sửa những nghị định cụ thể.
-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương.
-
Thời gian qua, thị trường bất động sản tại Bắc Giang đã chứng kiến sự "bùng nổ" giá đất tại một số khu vực như TP Bắc Giang, huyện Lạng Giang, dẫn đến hiện tượng "sốt đất ảo". Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ để xử lý các hành vi sai phạm, chấn chỉnh lại thị trường bất động sản.








-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bộ Nội vụ đề xuất 3 tháng nữa sẽ chấm dứt hoạt động cấp huyện
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cả nước dự kiến còn 34 tỉnh, thành
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường....