Cụ thể, Knight Frank cho biết nhiều người dự đoán thị trường nhà ở toàn cầu trong quý II sẽ chậm lại, về cả hiệu suất tổng thể cũng như giá nhà ở tại từng quốc gia trong bối cảnh thế giới chứng kiền nhiều biến động, chẳng hạn như xung đột Nga – Ukraine, áp lực từ lạm phát hay cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, mọi dự đoán của các chuyên gia dường như đã đi chệch đích. Theo dữ liệu của Knight Frank, Chỉ số Giá nhà ở Toàn cầu (Global Housing Index) trong quý II vẫn tăng ở mức 10% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này chỉ giảm nhẹ so với mức tăng 10,9% theo năm trong quý II.
Bên cạnh đó, có tới 51 trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ được Knight Frank theo dõi tiếp tục ghi nhận mức tăng giá nhà hàng năm bất chấp những vấn đề bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.
Ngay cả khi Knight Frank theo dõi dữ liệu trong quý III, được cập nhật tới ngày 9/9, vẫn có tới 49/56 quốc gia và vũng lãnh thổ chứng kiến giá nhà ở tăng lên. Điều này chỉ ra rằng thị trường nhà ở toàn cầu vẫn đang hoạt động tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, giống như dự đoán của một số chuyên gia trong điều kiện thực tế, thị trường nhà ở toàn cầu cũng gặp một số khó khăn nhất định. Khi tính đến vấn đề lạm phát, giá nhà tính theo giá thực tế chỉ tăng trung bình 1,6% tính từ đầu năm đến hết quý II. Tỷ lệ này giảm so với mức tăng thực tế 6,2% cùng kỳ năm trước.
Châu Á – Thái Bình Dương
Mặc dù bức tranh tổng thể toàn cầu của thị trường nhà ở dường như chỉ ra rằng mọi thứ vẫn đang đi theo hướng tích cực, song riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vẻ như đang đi ngược xu hướng chung.
Trong số 7 thị trường chứng kiến giá nhà ở giảm trong quý II, có tới 6 thị trường nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Úc, Malaysia và New Zealand.
Trong đó, New Zealand đã chứng kiến mức giảm mạnh nhất với tỷ lệ giảm 3% trong 3 tháng. Luật cho vay có trách nhiệm mới cùng 7 đợt tăng lãi suất kể từ tháng 10/2021 đã thay đổi tâm lý người mua, từ tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội sang nỗi sợ phải chi trả quá nhiều.
Những khu vực khác
Các thị trường nhà ở khu vực Trung và Đông Âu vẫn đang hoạt động mạnh mẽ bất chấp cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Slovakia (tăng 26%), Cộng hòa Séc (tăng 24%), Estonia (tăng 21%), Hungary (tăng 20%), Latvia (tăng 17%) và Slovenia (tăng 17%) đều nằm trong top 10 thị trường tăng giá nhiều nhất trong quý II.
Mức tăng trưởng hàng năm ở mức ba con số, lên tới 161% của Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn có thể bị bỏ qua do tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này đang đạt mức cao nhất trong 24 năm, lên tới gần 80%. Nếu mọi thứ không có gì cải thiện, giá nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ cỏ thể vẫn còn tăng.
Thị trường nhà ở Mỹ đang phục hồi ở vị trí thứ 6 với mức tăng trưởng 21% so với quý II/2021, nhưng sự chậm lại có thể diễn ra trong thời gian tiếp theo. Lãi suất thế chấp cao hơn dẫn đến một đợt sụt giảm doanh số bán nhà vào tháng 7. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh số bán nhà tại Mỹ đã giảm 26% so với mức đỉnh vào tháng 1/2022.
-
Nhà đầu tư châu Á quan tâm bất động sản Anh, Mỹ và Singapore
Khi nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những bất ổn xoay quanh các vấn đề, những nhà đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cũng đã bắt đầu hành động để tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn hơn.
-
Cuộc khảo sát gần đây của ngân hàng Thụy Sĩ Lombard Odier cho thấy giới đầu tư siêu giàu ở châu Á - Thái Bình Dương không còn áp dụng chiến lược “quan sát và chờ đợi” như trong đại dịch do những quan ngại về sự biến động của thị trường trong thời gian sắp tới.
-
Triển vọng thị trường bất động sản châu Á nửa cuối năm 2022
Áp lực từ lạm phát và tăng lãi suất gần đây là một thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Do đó, công ty dịch vụ bất động sản CBRE dự báo thị trường bất động sản thương mại của khu vực sẽ ở mức trung bình trong nửa cuối năm.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.