Hình minh họa
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã phê duyệt đầu tư Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam).
Dự án sẽ xây dựng mới 9 cầu, nâng cấp cải tạo 1 cầu và tháo dỡ 1 cầu cắt ngang các tuyến đường thủy nội địa quốc gia nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL, giúp khai thác đồng bộ về vận tải đường thủy trên toàn tuyến; nâng cao năng lực vận tải hàng hóa bằng bằng đường thủy nội địa giữa khu vực ĐBSCL đến TP.HCM cũng như các cụm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ và ngược lại.
Dự kiến, dự án sẽ triển khai trên địa bàn 6 tỉnh ĐBSCL bao gồm: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, TP.Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang.
Cụ thể, sẽ xây dựng mới các cầu gồm: Ô Môn, Thới Lai qua rạch Ô Môn; Đông Thuân, Đông Bình qua kênh Thị Đội - Ô Môn; Vàm Xáng - Thị Đội qua kênh Thốt Nốt; Sa Đéc (Nàng Hai) qua kênh Lấp Vò - Sa Đéc; Mộc Hóa qua sông Vàm Cỏ Tây; Hồng Ngự qua kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng; Mỏ Cày qua kênh Mỏ Cày và hai tuyến đường dẫn kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 60 (phía Bắc), kết nối với Quốc lộ 60 (phía Nam).
Cải tạo, nâng cao tĩnh không cầu Giồng Găng qua kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng và tháo tháo dỡ, thanh thải cầu Măng Thít cũ qua sông Măng Thít.
Kinh phí thực hiện dự án khoảng 2.156 tỉ đồng, trích từ nguồn Ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 598 tỉ đồng; chi phí xây dựng là 1.200 tỉ đồng; phần còn lại là dự phòng và chi phí quản lý dự án.
Về thời gian thực hiện và kế hoạch phân bổ nguồn vốn: Năm 2022 sẽ bố trí 35 tỷ đồng, năm 2023 bố trí 988 tỷ đồng, năm 2024 bố trí 1.106 tỷ đồng và năm 2025 bố trí 26,95 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Ban Quan lý các dự án Đường thủy làm chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện Dự án tuân thủ quy định của pháp luât về đầu tư công, pháp luât về xây dựng, pháp luât về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
-
Vị trí, quy mô 4 cây cầu mới kết nối Bình Dương – Đồng Nai
Sau khi thống nhất với Sở Giao thông vận tải Bình Dương về vị trí xây 4 cây cầu mới, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai đề xuất quy mô xây dựng của các cầu này, phục vụ 6 làn xe lưu thông.





-
Cần Thơ công bố nhân sự chủ chốt sau sáp nhập
Sáng 30/6, TP.Cần Thơ tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng của Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, chính thức thành lập TP.Cần Thơ mới....
-
Thông tin mới về tuyến đường sắt dài hơn 175km kết nối TP.HCM với Cần Thơ
Theo đề xuất mới nhất của Liên danh tư vấn, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ giai đoạn 1 có đoạn tuyến đi trên nền đất dài 76,6km, phần cầu gồm cầu cạn và cầu vượt sông dài 98,6km với tổng vốn đầu tư khoảng 173.643 tỷ đồng....
-
Tổ chức lại phòng chuyên môn cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập của Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và thành lập Đảng bộ TP. Cần Thơ sau hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa ký ban hành Công văn số 06-CV/BCĐ về định hướng sắp xếp,...