Cụ thể, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo đầu kỳ kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tổng chi phí mở rộng dự kiến là 11.505,6 tỷ đồng.
Theo đó, nếu được thông qua, dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành trước 2025 để giảm thiểu tình trạng kẹt xe thường xuyên, quá tải giao thông, đón đầu sức ép giao thông từ sân bay Long Thành…
Được biết, đoạn mở rộng dài 24km, mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt, quận 2, TP. HCM đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, huyện Long Thành, Đồng Nai. Các nút giao An Phú, Vành đai 3, Quốc lộ 51 cũng được nghiên cứu mở rộng đồng bộ với mở rộng cao tốc.
Theo kiến nghị từ chủ đầu tư, đoạn An Phú – Vành đai 2 (Km0+000 – Km4+514) sẽ được mở rộng thành đường đô thị, tốc độ thiết kế 100km/h.
Trong khi đó, đoạn từ Vành đai 2 - Long Thành - Dầu Giây (Km4+514 - Km54+983) là đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120 km/h; riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100 km/h.
Theo tìm hiểu, đây không phải là lần đầu tiên cao tốc này được đề xuất mở rộng. Hồi tháng 10/2020, Tổng công ty Cửu Long, tiền thân của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã từng trình xin đề án mở rộng tuyến cao tốc này khi nhiều thời điểm, lưu lượng xe mỗi ngày đã vượt hơn 52.000 xe, thường xuyên ùn tắc.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55 km với quy mô 4 làn xe, đáp ứng lưu lượng giao thông 44.000 xe/ngày. Dự án có tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng được khởi công vào tháng 10/2009, với tốc độ thiết kế 120 km/h.
-
Quảng Trị đầu tư cao tốc gần 8.000 tỷ
CafeLand - Đường cao tốc khoảng 7.700 tỷ đồng Cam Lộ - Lao Bảo sẽ do tỉnh Quảng Trị trực tiếp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.