Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 75/2025/TT-BTC, quy định chi tiết về cách xác định nguyên giá, giá trị còn lại và mức hao mòn đối với các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị. Thông tư có hiệu lực từ ngày 23/8/2025 và được áp dụng cho năm tài chính 2025.
Theo Thông tư, các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm: đường chính tuyến; đường ga, đường nhánh; cầu, hầm đường sắt; công trình kiến trúc, công trình phụ trợ; hệ thống thông tin tín hiệu; hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt quốc gia và các tài sản khác.
Đối với đường sắt đô thị, các loại tài sản bao gồm: cầu đường sắt; nhà ga trên cao, ga ngầm; hệ thống đường ray; công trình xây dựng khu Depot; hệ thống thiết bị; hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ quản lý vận hành và tài sản khác có liên quan.
Hệ thống đường ray đường sắt đô thị có thời gian sử dụng 100 năm, tỷ lệ hao mòn 1%/năm
Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định
Thông tư quy định xác định tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau: Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản; một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quản lý thì phần tài sản được giao cho từng đối tượng là một tài sản.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định trên được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn sau đây:
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên.
Cách tính mức hao mòn tài sản hằng năm
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được tính theo công thức:
Mức hao mòn hằng năm của tài sản = Nguyên giá của tài sản x Tỷ lệ hao mòn (% năm)
Trong đó, tỷ lệ hao mòn cụ thể phụ thuộc vào loại tài sản và thời gian sử dụng theo danh mục được quy định kèm theo Thông tư.
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cụ thể
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
Đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh: Tỷ lệ hao mòn từ 1,25% đến 10%/năm, tùy cấp hạng và loại hình.
Cầu và hầm đường sắt: Loại cấp đặc biệt và cấp 1 có thời gian sử dụng 100 năm, tỷ lệ hao mòn 1%/năm; các công trình còn lại 50 năm, tỷ lệ 2%/năm.
Công trình kiến trúc như nhà ga, kho ga, nhà tín hiệu...: Tỷ lệ hao mòn dao động từ 1,25% (nhà cấp I) đến 6,67% (nhà cấp IV).
Công trình phụ trợ và hệ thống thông tin, thiết bị quản lý: Đa số áp dụng mức hao mòn 10%/năm trong vòng 10 năm.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
Cầu đường sắt: Tương tự đường sắt quốc gia, cầu cấp đặc biệt có tỷ lệ hao mòn 1% trong 100 năm.
Nhà ga (trên cao, ga ngầm): Mức hao mòn từ 1,25% đến 6,67%, tương ứng với cấp I đến cấp IV.
Hệ thống đường ray đô thị: 100 năm sử dụng, hao mòn 1%/năm.
Khu Depot và hệ thống thiết bị vận hành: Chủ yếu có thời gian sử dụng từ 10-25 năm, tỷ lệ hao mòn từ 4% đến 10%.
Danh mục các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn như sau:
STT | Danh mục các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt | Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm) | Tỷ lệ hao mòn (% năm) |
I | Hạ tầng đường sắt quốc gia | ||
1 | Đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh | ||
1.1 | Đường sắt | ||
Cấp 1 | 80 | 1,25 | |
Cấp 2 | 50 | 2 | |
Cấp 3 | 25 | 4 | |
1.2 | Ghi | 40 | 2,5 |
1.3 | Đường ngang | ||
Cấp 1 | 40 | 2,5 | |
Cấp 2 | 25 | 4 | |
Cấp 3 | 20 | 5 | |
1.4 | Kè chắn đá | 40 | 2,5 |
1.5 | Mái taluy | 10 | 10 |
1.6 | Hàng rào đường gom | 10 | 10 |
1.7 | Tài sản khác thuộc đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh | 10 | 10 |
2 | Cầu đường sắt | ||
Cấp đặc biệt và cấp 1 | 100 | 1 | |
Công trình cầu đường sắt còn lại | 50 | 2 | |
3 | Hầm đường sắt | ||
Cấp đặc biệt và cấp 1 | 100 | 1 | |
Công trình hầm đường sắt còn lại | 50 | 2 | |
4 | Công trình kiến trúc | ||
4.1 | Nhà ga, nhà thông tin tín hiệu, nhà gác ghi, nhà gác cầu, gác hầm, nhà gác đường ngang, kho ga | ||
Nhà cấp I | 80 | 1,25 | |
Nhà cấp II | 50 | 2 | |
Nhà cấp III | 25 | 4 | |
Nhà cấp IV | 15 | 6,67 | |
4.2 | Tường rào khu ga | 10 | 10 |
4.3 | Hệ thống cấp nước, thoát nước | 10 | 10 |
4.4 | Hệ thống cấp điện | 10 | 10 |
4.5 | Hệ thống phòng cháy, chữa cháy | 10 | 10 |
4.6 | Tài sản khác thuộc công trình kiến trúc | 10 | 10 |
5 | Công trình phụ trợ | ||
5.1 | Ke ga, ke ga có mái che | 10 | 10 |
5.2 | Bãi hàng | 25 | 4 |
5.3 | Sân ga | 50 | 2 |
5.4 | Quảng trường ga | 50 | 2 |
5.5 | Đường bộ trong ga, đường bộ vào ga, đường giao ke | 40 | 2,5 |
5.6 | Cầu vượt dành cho hành khách trong ga | 10 | 10 |
5.7 | Hầm bộ hành dành cho khách trong ga | ||
Cấp đặc biệt và cấp 1 | 100 | 1 | |
Công trình hầm đường sắt còn lại | 50 | 2 | |
6 | Hệ thống thông tin tín hiệu | 10 | 10 |
7 | Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt quốc gia | 10 | 10 |
8 | Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khác | 10 | 10 |
II | Hạ tầng đường sắt đô thị | ||
1 | Cầu đường sắt | ||
Cấp đặc biệt và cấp 1 | 100 | 1 | |
Công trình cầu đường sắt còn lại | 50 | 2 | |
2 | Nhà ga (ga trên cao, ga ngầm) | ||
Cấp I | 80 | 1,25 | |
Cấp II | 50 | 2 | |
Cấp III | 25 | 4 | |
Cấp IV | 15 | 6,67 | |
3 | Hệ thống đường ray | 100 | 1 |
4 | Công trình xây dựng khu Depot | 25 | 4 |
5 | Hệ thống thiết bị | ||
5.1 | Hệ thống cấp điện | 10 | 10 |
5.2 | Hệ thống phòng cháy, chữa cháy | 10 | 10 |
5.3 | Hệ thống thông tin tín hiệu | 10 | 10 |
5.4 | Hệ thống cấp nước, thoát nước | 10 | 10 |
6 | Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt đô thị | 10 | 10 |
7 | Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị khác | 10 | 10 |
-
Ray thép “made in Vietnam” dùng cho đường sắt tốc độ cao sẽ có chiều dài 100m
Ray đường sắt cao tốc là một sản phẩm đặc thù - vốn chỉ được sản xuất bởi vài tập đoàn thép hàng đầu thế giới, nay đã chuẩn bị mang nhãn “made in Vietnam”, dài 100m với chất lượng theo chuẩn châu Âu.
-
Dự án nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần khoảng 28,7 triệu mét ray thép, 46 triệu thanh tà vẹt
Các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị cần tới 28,7 triệu mét ray thép. Ai sẽ cung cấp khối lượng vật tư khổng lồ này?








-
Đề xuất làm metro nhanh nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất
Chuyên gia enCity cho rằng việc xây dựng tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có thể rút ngắn thời gian di chuyển còn 30-40 phút, thay vì 1,5-5 giờ như hiện nay.
-
Hà Nội tăng giá vé các tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội từ ngày 1/8
Hà Nội sẽ điều chỉnh giá vé đối với hai tuyến metro quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, bao gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
-
Các "ông lớn" lần lượt đề xuất làm metro nghìn tỷ tại TP.HCM
TP.HCM ban hành kế hoạch đầu tư 355 km đường sắt đô thị từ nay đến năm 2035 theo Nghị quyết 188 của Quốc hội, một làn sóng đề xuất từ khối tư nhân đang ghi dấu ấn mạnh mẽ, từ Vingroup, Sovico đến Thaco đều có đề xuất tham gia các dự án metro quy mô l...