Theo thông tin từ Báo Quảng Ngãi, trong quý 1/2025, Ban Quản lý đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 3 dự án mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.589 tỷ đồng.
Cụ thể, các dự án bao gồm: Nhà máy chế biến thủy sản Xuân Sơn - Chi nhánh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Xuân Sơn; Nhà máy Amazing Ecotech Textile Quảng Ngãi và dự án Trạm biến áp 220kV Dung Quất 2, cùng với đường dây 220kV Dung Quất - Dung Quất 2.
Đồng thời, có 4 dự án cũng được điều chỉnh tăng vốn, với vốn tăng thêm hơn 532 tỷ đồng. Tổng vốn đăng ký đầu tư mới và tăng thêm hơn 82 triệu USD, đạt gần 30% so với kế hoạch năm 2025.
Hòa Phát sẽ động thổ nhà máy sản xuất ray đường sắt ngay trong tháng 4/2025
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết, đang nỗ lực hỗ trợ nhà đầu tư Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết của dự án nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, chủ đầu tư sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Ngày 9/2 vừa qua, tại buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát ở Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị doanh nghiệp này tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, đặc biệt sản xuất ray thép phục vụ đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị trong thời gian tới.
Tới ngày 22/3, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất - đơn vị thành viên của Hòa Phát đã chính thức đề xuất đầu tư dự án cán thép chuyên biệt phục vụ cho ray đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc, thực hiện trong giai đoạn 2025-2027.
Địa điểm được chọn là xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Vì sao lại ở đây? Bởi Dung Quất không chỉ có cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc - Nam đi ngang, mà còn là nơi Hòa Phát đang sở hữu hệ sinh thái thép quy mô nhất cả nước - giúp họ chủ động hoàn toàn từ nguyên liệu đến đầu ra. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm chế biến sâu như ray thép chất lượng cao.
Với dự án sản xuất ray đường sắt này, Hòa Phát cho biết cần khoảng 42ha để triển khai ngay giai đoạn 1 của dự án trong năm 2025. Các sản phẩm chính là ray thép dùng cho đường sắt đô thị và cao tốc - loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ít cạnh tranh nội địa.
Không giống các sản phẩm thép xây dựng đại trà, ray đường sắt cao tốc đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cực kỳ khắt khe: độ cứng, khả năng chống mài mòn, độ bền uốn…
Việc một doanh nghiệp nội địa đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ gây bất ngờ mà còn được xem là cú hích chiến lược trong công cuộc nội địa hóa chuỗi cung ứng hạ tầng giao thông hiện đại.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phấn đấu khởi công tháng 12/2026
Tại phiên họp mới đây của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cố gắng khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026. Đồng thời quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.
Theo Thủ tướng, các công trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mới có quy mô, tổng mức đầu tư rất lớn, yêu cầu cao về kỹ thuật, đặc biệt đường sắt tốc độ cao lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam.
Trong số các dự án đường sắt quan trọng đang được xúc tiến, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng chiều dài 1.541km từ Hà Nội đến TP.HCM, với tốc độ thiết kế 350km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 1,713 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Thời gian thực hiện từ 2025 - 2035.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, khổ 1.435mm, vận tải hành khách và hàng hóa; tổng chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km, tuyến nhánh 27,9km; tổng mức đầu tư 8,369 tỷ USD; giai đoạn 1 đầu tư đường đơn, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô đường đôi. Thời gian thực hiện từ 2025 - 2030.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc; tổng chiều dài khoảng 156km.
Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái kết nối thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Ninh; kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc; tổng chiều dài tuyến khoảng 187km.
Ngoài ra, theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị; TP.HCM dự kiến sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Thủ tướng yêu cầu phải sản xuất được toa xe, đầu máy “made in Vietnam”
Thủ tướng yêu cầu cố gắng khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026. Đồng thời quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần khoảng 28,7 triệu mét ray thép, 46 triệu thanh tà vẹt
Các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị cần tới 28,7 triệu mét ray thép. Ai sẽ cung cấp khối lượng vật tư khổng lồ này?
-
Dự án thép làm ray đường sắt cao tốc mà Hòa Phát vừa đề xuất nằm ở đâu, quy mô ra sao?
Tập đoàn Hòa Phát vừa chính thức đề xuất một dự án hoàn toàn mới: đầu tư nhà máy cán thép chất lượng cao, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc. Dự án này nằm ở đâu, có gì đặc biệt mà khiến chính quyền địa phương lập tức vào cuộc hỗ trợ?




-
Tuyến đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hải Phòng có gì đặc biệt?
Dự án đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang thu hút sự quan tâm lớn bởi quy mô và tầm quan trọng chiến lược. Tuyến đường sắt này có gì đặc biệt? Công nghệ, thiết kế, tác động kinh tế và ý nghĩa đối với giao thương khu vự...
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Thủ tướng yêu cầu phải sản xuất được toa xe, đầu máy “made in Vietnam”
Thủ tướng yêu cầu cố gắng khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026. Đồng thời quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đườn...
-
Thêm “một tên tuổi lớn” muốn tham gia vào cuộc đua làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 vừa tổ chức mới đây, Công ty CP Điện lực Gelex - Gelex Electric (Mã: GEE) đặt mục tiêu tham gia sản xuất cáp ngầm cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam quy mô 67 tỷ USD....