Dự án tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài gần 5,7 km. Ảnh minh hoạ.
Chuỗi giao thông chiến lược tại Hà Nội đang dần hoàn thiện với tuyến đường dài gần 5,7 km nối từ nút giao cầu Tứ Liên (đường Trường Sa) đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Với tổng mức đầu tư lên tới khoảng 5.076 tỷ đồng, đoạn đường này là mắt xích quan trọng trong quy hoạch giao thông đến 2030, tầm nhìn 2050.
Theo hồ sơ đánh giá môi trường mới công bố, đường đi qua địa bàn các xã Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú và Liên Hà (huyện Đông Anh), theo sát dòng sông Ngũ Huyện Khê, cắt ngang Quốc lộ 3, dẫn đến giao cắt với vành đai 3 cao tốc. Mặt cắt đường rộng 60 m, giải phóng mặt bằng khoảng 36,16 ha, trong đó có 27 ha đất nông nghiệp và hơn 34.700 m2 đất ở của khoảng 276 hộ dân, vốn hứa hẹn tạo đòn bẩy cho vùng đô thị hóa vùng ven theo đúng quy hoạch “đô thị – công nghiệp – dịch vụ”.
Để thực hiện dự án, gần 300 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, 56 ngôi mộ phải di dời và hơn 25 ha lúa đang trồng sẽ bị thu hồi. Ban quản lý dự án cam kết sẽ hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vào cuối năm 2025, để có thể triển khai thi công đồng loạt và bàn giao vào cuối năm 2027.
Hiện, đơn vị thực hiện là Ban Quản lý Dự án huyện Đông Anh đang hoàn thiện các thủ tục hoạch định và tổ chức thi công. Khi hoàn thành, tuyến đường được kỳ vọng kéo giảm áp lực giao thông vào nội đô, kết nối hiệu quả với sân bay Gia Bình, các trục cao tốc và các khu vực phát triển đô thị, đặc biệt là Vinhomes Cổ Loa.
Ngoài dự án đường bộ Tứ Liên – cao tốc, Đông Anh còn triển khai hàng loạt tuyến đường khu vực như từ thôn Dục Tú đến Gia Lương, từ đê sông Cà Lồ đến thôn Kim Tiên, cùng các tuyến đường gom, khu dân cư và khu đô thị mới quy mô lớn do Vingroup, Sungroup quy hoạch. Toàn bộ hệ thống này đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng ven Thủ đô trong thời gian tới.
Khu vực xã Xuân Canh, Vĩnh Ngọc (Đông Anh) - điểm cuối của cầu Tứ Liên.
Việc hình thành tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không chỉ là cú hích về hạ tầng giao thông mà còn mang lại loạt lợi ích trực tiếp cho nhiều nhóm đối tượng.
Trước hết, người dân tại các xã Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Liên Hà thuộc khu vực Đông Anh (cũ) sẽ là nhóm được hưởng lợi rõ rệt nhất. Tuyến đường mới giúp rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm Hà Nội, giảm ùn tắc và cải thiện đáng kể điều kiện đi lại hằng ngày. Khi hạ tầng giao thông hiện đại được đầu tư đồng bộ, giá trị bất động sản tại các xã này cũng được dự báo sẽ tăng mạnh, đặc biệt là những khu vực gần điểm giao cắt với đường Vành đai 3 và các trục chính.
Cùng lúc đó, các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản như Vingroup, Sun Group hay liên danh Vingroup – Thái Sơn – Long Hải sẽ hưởng lợi lớn khi tuyến đường mới khớp nối các đại dự án đang được triển khai tại khu vực như Vinhomes Cổ Loa, Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Công viên Kim Quy hay các khu đô thị sinh thái quy mô hàng trăm ha. Hạ tầng đi trước sẽ giúp nâng cao giá trị dự án, kích thích thanh khoản và tạo sức hút lớn hơn cho nhà đầu tư cũng như người mua ở thực.
Về phía thị trường bất động sản, khu vực Đông Bắc Thủ đô sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới khi tuyến đường trở thành trục liên kết chiến lược giữa trung tâm với cao tốc đi các tỉnh công nghiệp như Bắc Ninh, Thái Nguyên. Hạ tầng kết nối sẽ tạo lực đẩy cho bất động sản vùng ven bứt tốc, mở rộng không gian đô thị, đồng thời thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại các vùng đất còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Doanh nghiệp sản xuất, nhà đầu tư công nghiệp và người lao động cũng sẽ được hưởng lợi khi tuyến đường giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, kết nối các khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc với Thủ đô, giảm áp lực cho các tuyến cũ như QL3, cầu Nhật Tân. Về lâu dài, đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển logistics, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh vùng.
-
Hà Nội bắt đầu phân làn đường Phạm Văn Đồng từ ngày 4/7
Ngày 1/7, Sở Xây dựng Hà Nội đã có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng nhằm bảo đảm an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường huyết mạch này.
-
Hà Nội “chốt hạn” 1 tháng cho 126 xã, phường mới xử lý xong trụ sở dôi dư
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ra “tối hậu thư” cho 126 phường, xã mới, yêu cầu hoàn thành toàn bộ việc xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư trước ngày 1/8.
-
Tâm lý người mua thay đổi ra sao khi mua nhà tại Hà Nội?
Theo khảo sát tháng 5/2025 do Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Group thực hiện, có tới 87% khách hàng được hỏi khẳng định đang có nhu cầu mua nhà, bao gồm nhóm “đang cân nhắc” và “đang tích cực chuẩn bị mua”. Đây là tín hiệu cho thấy sức cầu vẫn còn rất lớn, bất chấp những biến động về giá.







-
Thanh Hóa sắp có thêm hai dự án nhà ở hơn 4.400 tỷ đồng ngay trung tâm thành phố
Hai dự án nhà ở quy mô lớn, tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư, cùng tọa lạc tại phường Hạc Thành.
-
Ninh Bình đề xuất xây dựng sân bay quốc tế 720ha, công suất 10 triệu khách/năm
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất phương án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Ninh Bình với quy mô khoảng 720ha, đặt tại phường Liêm Tuyền, trên địa bàn giáp ranh giữa Ninh Bình và Hà Nam....
-
The Reflection West Lake: Dự án hơn 5.000 m2 vẫn “bất động” giữa lòng Tây Hồ
Tọa lạc ngay mặt tiền Võ Chí Công – trục giao thông huyết mạch kết nối từ sân bay Nội Bài tới trung tâm Hà Nội, dự án The Reflection West Lake của chủ đầu tư Kusto Home từng được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới tại khu vực Tây Hồ. Tuy nhiên, đến thờ...