Nhu cầu mua bất động sản tại Hà Nội vẫn cao
Khảo sát cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể trong hành vi. Cụ thể, chỉ còn 57% người tham gia khảo sát cho biết sẽ mua nhà trong vòng 12 tháng tới, giảm nhẹ so với mức 65% hồi cuối năm 2024. Điều này phản ánh tâm lý thận trọng hơn của người mua, thay vì nóng vội, họ dành thời gian quan sát thị trường, đánh giá kỹ năng lực tài chính và chỉ xuống tiền khi thực sự sẵn sàng. Dù vậy, khi mở rộng thời gian lên 2 năm, vẫn có đến 84% khách hàng bày tỏ mong muốn sở hữu bất động sản. Điều đó cho thấy thị trường chưa “nguội”, mà đơn giản là đang đi chậm lại để vững chắc hơn.
Ông Trần Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount nhận định: “Thực tế khảo sát cho thấy nhu cầu mua BĐS của người mua tại Hà Nội hiện nay vẫn ở mức cao nhưng hành vi mua đã có sự dịch chuyển. Họ tiếp cận thị trường với tư duy tài chính rõ ràng, cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị dài hạn. Đây là nền tảng tích cực cho sự tăng trưởng ổn định”.
Căn hộ chung cư dẫn dắt xu hướng
Về loại hình sản phẩm, căn hộ chung cư vẫn là lựa chọn hàng đầu với 50% người được khảo sát lựa chọn, bỏ xa các loại hình khác như đất nền (31%), nhà đất thổ cư (28%), nhà liền kề (25%), biệt thự (16%) hay shophouse (15%). Lý do là vì chung cư thường có pháp lý rõ ràng, phù hợp tài chính, dễ mua bán và có thể khai thác cho thuê ngay, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều biến động.
Dù Hà Nội vẫn là ưu tiên chính (với 87% người tham gia khảo sát chọn mua tại đây), nhưng xu hướng dịch chuyển ra các khu vực lân cận đang rõ nét hơn. Một tỷ lệ không nhỏ người mua cho biết họ đang quan tâm đến bất động sản tại Hải Phòng (30%), Hưng Yên (20%) và thậm chí xa như TP.HCM (16%). Hạ tầng kết nối tốt và mức giá dễ chịu hơn là hai yếu tố khiến các tỉnh vệ tinh ngày càng hấp dẫn người mua Thủ đô.
Chuyên gia của One Mount Group dự báo, tổng lượng giao dịch bất động sản tại Hà Nội trong quý 2/2025 sẽ đạt từ 26.000 đến 28.000 căn, tăng mạnh so với quý 1. Trong đó, sản phẩm chung cư chiếm tới 56% tổng lượng giao dịch, cho thấy loại hình cao tầng vẫn đang dẫn dắt thị trường. Phân khúc thổ cư chiếm 35%, còn lại là các loại hình thấp tầng khác.
Dự báo trong 6 tháng cuối năm, lượng giao dịch sẽ tiếp tục tăng do trùng với thời điểm người dân thường có xu hướng mua nhà để kịp chuyển về nhà mới trước Tết.
Thị trường chuyển sang "ít FOMO, nhiều cân nhắc"
Ông Trần Minh Tiến nhấn mạnh, thị trường bất động sản Hà Nội đang phát triển theo hướng bền vững hơn, ít FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) hơn. Người mua hiện nay không chỉ quan tâm đến giá, mà chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm, tiềm năng tăng giá và uy tín của chủ đầu tư.
“Khách hàng bây giờ có chiến lược tài chính rõ ràng, không còn dễ bị tác động bởi hiệu ứng đám đông. Họ cân đo đong đếm nhiều hơn, điều này không chỉ tốt cho người mua, mà còn giúp thị trường thanh lọc và phát triển lành mạnh hơn”, ông Tiến nhận định.
Bức tranh tổng thể cho thấy: Hà Nội vẫn là thị trường nhiều tiềm năng, nhu cầu vẫn cao, nhưng người mua đã tỉnh táo hơn bao giờ hết. Đó chính là tín hiệu tích cực nhất cho một chu kỳ tăng trưởng mới, ổn định, bền vững và ít rủi ro hơn.
-
Hà Nội cho thuê hơn 10,7ha để xây dựng cụm công nghiệp hơn 270 tỷ đồng tại Quốc Oai
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định cho Công ty TNHH Đầu tư Minh Hà thuê hơn 10,7ha đất tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai để triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nghĩa Hương, với tổng mức đầu tư lên tới 277 tỷ đồng.
-
5 yếu tố “bất di bất dịch” khi người giàu chọn nhà nội đô
Những cá nhân tài chính mạnh có cách tiếp cận rất khác biệt khi lựa chọn bất động sản. Với họ, một ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là biểu tượng của đẳng cấp, phong cách sống và một khoản đầu tư dài hạn.
-
Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ vượt qua Hà Nội, trở thành địa phương giáp nhiều tỉnh thành nhất
Trước sáp nhập, Hà Nội là địa phương duy nhất Việt Nam tiếp giáp 8 tỉnh khác, nhưng sau sáp nhập vị trí này đã thuộc về một tỉnh khác.






-
Bảng giá đất bị “thổi” cao, nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng
Thị trường bất động sản hiện nay không còn là nơi đáp ứng nhu cầu ở thực, mà trở thành “sân chơi” đầu cơ, nơi giá đất được đẩy lên qua từng lần mua đi bán lại. Nhiều nơi, bảng giá đất được xác lập từ giao dịch đầu cơ, rủi ro vỡ bong bóng là điều khó ...
-
Sở Xây dựng TP.HCM cho ý kiến về 442 khu đất muốn thí điểm dự án nhà ở
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho ý kiến về quy hoạch đối với 442 khu đất dự kiến làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội. TP Thủ Đức cũ có nhiều khu đất nhất.
-
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại
Sau quãng trầm lắng kéo dài vì đại dịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang dần khởi sắc trở lại, với sự phân hóa rõ nét giữa các địa phương. Trong cuộc đua hút vốn đầu tư và khách du lịch, một số địa phương đã bắt đầu vươn lên rõ nét......