Các thị trường bán lẻ trên khắp Châu Á dự kiến sẽ phục hồi với tốc độ khác nhau khi đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp.

Khi lượng khách quốc tế quay trở lại, công ty dịch vụ bất động sản JLL kỳ vọng mức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ từ từ phục hồi, kéo theo đó là sự tăng trưởng doanh số bán lẻ dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trung bình ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Mặc dù tâm lý của cả nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng nhiều khả năng được cải thiện, các nhà bán lẻ sẽ duy trì sự tập trung vào khả năng phục hồi hoạt động do nguy cơ xảy ra những khó khăn liên quan đến Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát vẫn hiện hữu. Sự thích ứng linh hoạt vẫn sẽ cần thiết để điều hướng thị trường trong bối cảnh phân khúc bán lẻ đang phát triển bằng cách tăng cường hiệu suất của cửa hàng hiện có và nâng cao khả năng bán hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ, thường là những người tận dụng nguồn vốn tốt, có khả năng chuyển sự chú ý của nhà đầu tư và cam kết với các kế hoạch mở rộng mới.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ dự kiến tăng

Việc chính phủ các nước nới lỏng những hạn chế liên quan đến Covid-19 sẽ giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng và hỗ trợ sự phục hồi lượng khách mua hàng tại các cửa hàng. Ngoài ra, việc nới lỏng hạn chế đi lại giữa các quốc gia có thể tạo thêm động lực khi nhiều hoạt động kinh doanh và du lịch giải trí quốc tế dần dần hoạt động trở lại.

Cải thiện tâm lý nhà bán lẻ kết hợp với nguồn cung ổn định được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho sự phục hồi giá thuê mặt bằng bán lẻ vào năm 2022, mặc dù sự phục hồi diễn ra không đồng đều.

Việc thay đổi hướng tới các điểm mua sắm chính và không gian chất lượng trong các khu dân cư địa phương từ các nhà bán lẻ, cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc quản lý tài sản sẽ giúp những tài sản có vị trí cốt lõi, chất lượng cao được vận hành hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh trải nghiệm người tiêu dùng

Dịch bệnh Covid-19 vô tình thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong khu vực châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung, đồng thời người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng quen thuộc với việc sử dụng internet để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Xu hướng này gây áp lực lên các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Các chủ cửa hàng phải tự đổi mới bằng cách kết hợp nhiều yếu tố trải nghiệm hơn để duy trì chỗ đứng trên thị trường.

Những nhà bán lẻ truyền thống sẽ tìm cách thích ứng bằng cách chuyển hướng sang bán lẻ trải nghiệm kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp tại cửa hàng và trực tuyến. Ngoài ra, chiến lược đa kênh cũng có thể được các nhà bán lẻ áp dụng để tăng độ đa dạng trong trải nghiệm người dùng. Những người có khả năng áp dụng công nghệ một cách hiệu quả sẽ tạo ra sự nổi bật.

Trong khi đó, các chủ đầu tư trung tâm thương mại có khả năng tiếp tục điều chỉnh tổ hợp khách thuê để tích hợp nhiều người thuê hơn, chẳng hạn như các nhà điều hành dịch vụ ăn uống và giải trí.

Các nhà đầu tư vẫn chọn lọc những tài sản bán lẻ

Môi trường hoạt động ít biến động hơn và triển vọng cho thuê được cải thiện sẽ giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư với phân khúc bất động sản bán lẻ.

Dù lợi suất bán lẻ đã giảm ở một số thị trường, nhưng khi so sánh với các lĩnh vực thương mại cốt lõi khác có tỷ lệ cạnh tranh cao hơn, bán lẻ vẫn có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư. Điều đó nói lên rằng sự khan hiếm cơ hội mua tài sản chất lượng cao ở các trung tâm đô thị trên nhiều thị trường châu Á có thể thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nếu họ tìm thấy cơ hội. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ lưu tâm đến môi trường bán lẻ, nơi luôn thay đổi khi đánh giá các cơ hội tiềm năng.

Anh Nguyễn (Real Estate Asia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.