Ảnh minh hoạ
Tiêu dùng tăng, nhưng mặt bằng chất lượng không đủ
Theo Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2025 ước đạt 561,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, các ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất là giáo dục ( 15,9%), lương thực, thực phẩm ( 9,9%) và thời trang ( 9%).
Song song với sự bùng nổ tiêu dùng, thị trường bán lẻ Việt Nam lại đang đối mặt với thách thức về nguồn cung mặt bằng.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, các mặt bằng mặt phố hiện tại tại Hà Nội đang bị đẩy giá thuê lên cao. Cộng thêm tiến độ thanh toán tiền thuê tương đối khắt khe, phần lớn bởi kỳ vọng giá thuê từ chủ nhà kèm các điều khoản thanh toán lên tới 6 tháng, thậm chí thanh toán theo năm.
Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt những ngành cần tối ưu quá dòng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khách thuê quốc tế cần đảm báo tính minh bạch về pháp lý, chất lượng xây dựng, công năng hoạt động trong khi mặt bằng nhà phố rất ít có thể đáp ứng được các yêu cầu trên.
Những "tán lá" thu hút doanh nghiệp: F&B, Giải trí và Trung tâm thương mại
Savills châu Á - Thái Bình Dương nhận định, các lĩnh vực như thực phẩm (F&B), siêu thị và giải trí sẽ dẫn đầu nhu cầu thuê mặt bằng trong năm 2025. Các nhãn hàng lớn như Muji, Uniqlo, Nitori đã và đang mở rộng, kéo theo sự bán sát của các doanh nghiệp khác.
Chuyên gia của Savills cho rằng, một xu hướng đáng chú ý là các doanh nghiệp F&B và giải trí đang dần rời bỏ mặt bằng nhà phố để chọn trung tâm thương mại, nơi có chính sách thanh toán linh hoạt và chia sẻ doanh thu. Điển hình là sự mở rộng của Lotte Mall Westlake tại Hà Nội, thu hút loạt nhãn hàng mới.
Áp lực cạnh tranh và xu hướng dịch chuyển
Trong khi TP.HCM đang thiếu hụt mặt bằng chất lượng cao, Hà Nội lại ghi nhận sự gia tăng nguồn cung. Các nhà đầu tư lớn từ TP.HCM cũng bắt đầu dịch chuyển ra Hà Nội. Sau thành công với Saigon Centre, Keppel hiện đang triển khai dự án Hanoi Centre. Tương tự, Thiso Mall dự kiến sẽ ra mắt dự án mới tại Hà Nội vào năm 2026.
Mặt khác, các mặt bằng nhà phố đang dần mất ưu thế do giá thuê cao, tiến độ thanh toán khắt khe và các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt. Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết: "Các thương hiệu quốc tế ngày càng ưu tiên trung tâm thương mại hơn nhà phố vì sự minh bạch về pháp lý, chất lượng xây dựng và linh hoạt trong thanh toán”.
Dự báo từ nay đến 2027, thị trường Hà Nội sẽ có thêm 174.100m2 diện tích bán lẻ từ bảy dự án mới, tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động cho thuê.
Các doanh nghiệp bán lẻ cần linh hoạt trong chiến lược phát triển, tận dụng lợi thế từ các trung tâm thương mại, điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp và sẵn sàng cạnh tranh trong bối cảnh mặt bằng chất lượng cao ngày càng khan hiếm.
-
Bất động sản bán lẻ trước cơn lốc thương mại điện tử: Liệu có sống sót hay bị xoá sổ?
Thương mại điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt, tái định hình thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các nhà bán lẻ cần định hình và xây dựng mô hình bán lẻ đáp ứng thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng.
-
Thị trường bán lẻ nóng lên tại Hà Nội, năm 2026 sẽ xuất hiện hai tên tuổi mới gia nhập cuộc đua
Thị trường bán lẻ Hà Nội đang bước vào giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước. Đáng chú ý, hai cái tên Thiso Retail và Toshin Starlake dự kiến gia nhập cuộc đua vào năm 2026 tại khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây. Đứng sau hai dự án này là những tập đoàn lớn trong ngành bất động sản và bán lẻ: Thiso Retail thuộc Thaco Group và Toshin Development từ Nhật Bản.
-
Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Reivew vào giữa tháng 2/2025, ông Yoshio Murata, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Takashimaya, đã khẳng định Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trong chiến lược mở rộng của tập đoàn.








-
“Đất vàng” 275 Nguyễn Trãi sắp có dự án nhà ở xã hội gần 1.000 tỷ đồng, cung cấp hơn 400 căn hộ
Khu đất tại số 275 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) sắp được triển khai với dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 400 căn, tổng vốn đầu tư hơn 820 tỷ đồng.
-
Bất động sản khởi sắc, doanh nghiệp báo lãi lớn
Thị trường địa ốc đang “ấm” trở lại các doanh nghiệp địa đồng loạt báo lãi khủng trong quý đầu năm 2025…
-
Hà Nội đề xuất 157 khu đất làm nhà ở thương mại theo nghị quyết thí điểm mới
UBND TP Hà Nội vừa trình danh mục 157 khu đất đề xuất đưa vào danh sách thí điểm thực hiện các dự án nhà ở thương mại theo cơ chế mới tại Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội.