Các khoản vay ngân hàng để phát triển bất động sản đã tăng thêm 230 tỷ nhân dân tệ (33 tỷ USD) từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, lên mức 420 tỷ nhân dân tệ, Pan Gongsheng, phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết.
Ông cho biết thêm doanh số bán trái phiếu trong nước của các nhà phát triển bất động sản đã lên tới 120 tỷ nhân dân tệ trong quý IV/2022, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Kể từ cuối năm 2022, Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp để hỗ trợ thị trường nhà ở và ngăn chặn sự sụp đổ kéo dài. Chính phủ Trung Quốc đã giới thiệu gói thanh khoản “ba mũi tên” để cứu các nhà phát triển và giảm lãi suất thế chấp để thúc đẩy doanh số bán hàng.
"Mũi tên thứ hai" trong kế hoạch giải cứu 16 điểm của Bắc Kinh, hỗ trợ các nhà phát triển phát hành trái phiếu, đã giúp ổn định thị trường bất động sản, ông Pan cho biết.
Ông nói thêm rằng khi Bắc Kinh điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 và mở cửa trở lại nền kinh tế với thế giới vào giữa tháng 12/2022, sự hỗ trợ của họ đối với lĩnh vực bất động sản cũng trở nên hiệu quả hơn.
Lãnh đạo PBOC cho biết kể từ nửa cuối năm 2021, nhu cầu về nhà ở trong trung hạn đến dài hạn giảm dần và tác động của đại dịch Covid-19 đối với kỳ vọng về việc làm và thu nhập đã làm gia tăng rủi ro lan tỏa trên thị trường bất động sản.
Một nhóm các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đất nước, bao gồm Tập đoàn China Evergrande, ngập trong nợ nần và cuối cùng phải tuyên bố vỡ nợ vì bảng cân đối kế toán của họ liên tục chịu rủi ro cao.
Phó thống đốc PBOC cho biết: “Gần đây, sự phục hồi niềm tin của thị trường đã tăng lên, hoạt động giao dịch trên thị trường bất động sản vì thế cũng tăng và môi trường tài chính của ngành bất động sản, đặc biệt là các công ty bất động sản chất lượng cao, đã được cải thiện đáng kể”.
Tuần trước, Bắc Kinh đã đưa ra 17 biện pháp mới khác để mở rộng nguồn tài chính cho thị trường nhà ở/căn hộ cho thuê và các lựa chọn huy động vốn cho các công ty liên quan.
Trong khi đó, chính quyền địa phương cũng đang làm theo và nới lỏng các quy định về bất động sản của họ. Vào tháng 12/2022, siêu đô thị Trùng Khánh cho phép người nhập cư được hưởng chính sách thế chấp giống như người dân địa phương, trong khi trung tâm sản xuất công nghệ cao Đông Quản ở phía nam tỉnh Quảng Đông cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm các cá nhân mua ngôi nhà thứ hai.
Các nhà phân tích của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đã viết trong một ghi chú trước “hai phiên họp”, cuộc họp thường niên của hai cơ quan chính trị chính của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 4/3: “PBOC đã công bố kế hoạch vào tháng 1 để rút lại chính sách “ba lằn ranh đỏ” nghiêm ngặt của mình. Chúng tôi mong đợi chính phủ sẽ tiếp tục mở rộng sự hỗ trợ và can thiệp rõ ràng hơn trong các cuộc họp sắp tới”.
-
Sự bùng nổ, lao dốc và tương lai của bất động sản Trung Quốc
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, lĩnh vực bất động sản đã nổi lên như một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc, đóng góp nhiều hơn cả xuất khẩu ra nước ngoài.
-
Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài để giải cứu ngành bất động sản
Trung Quốc đã chính thức bật đèn xanh cho việc thành lập các quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (PE) tập trung vào bất động sản như một phần của kế hoạch thí điểm và khuyến khích đầu tư từ nước ngoài. Đây là nỗ lực mới nhất của quốc gia tỷ dân nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản vẫn đang chìm trong khủng hoảng.
-
Bất động sản Trung Quốc: Băng tan nhưng thị trường khó ấm lại
Thị trường nhà ở Trung Quốc đang khởi sắc trong những tháng đầu tiên của năm 2023, khi nhiều thành phố báo cáo giá nhà tăng hơn là giảm. Đây là tín hiệu tốt cho một nền kinh tế vẫn đang cố gắng lấy lại đà tăng trưởng sau khi thoát khỏi tình trạng suy thoái hậu Covid-19.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường bất động sản, giới đầu tư nước ngoài vẫn “xa lánh” Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á....
-
Mặt trái của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc: Nhu cầu dùng xi măng giảm, môi trường khí hậu được cải thiện
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng....