Theo kế hoạch, các nhà quản lý PE đủ tiêu chuẩn sẽ được phép thành lập các quỹ dành riêng cho việc đầu tư vào nhà ở, bao gồm các dự án chưa hoàn thành, nhà giá rẻ và dự án cho thuê, cùng với bất động sản thương mại và cơ sở hạ tầng. Thông tin vừa được Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) công bố ngày 21/02.
Cơ quan giám sát cho biết họ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào các quỹ thông qua chương trình Qualified Limited Foreign Partnership (tạm dịch là Đối tác nước ngoài đủ năng lực), cho phép họ đầu tư vào tài sản Trung Quốc thông qua các quỹ PE.
Cùng ngày, Hiệp hội quản lý tài sản Trung Quốc (AMAC) do CSRC hậu thuẫn đã ban hành hướng dẫn về việc đăng ký quỹ. Các đơn đăng ký sẽ mở vào ngày 01/03.
Kế hoạch này là một phần của bộ quy tắc giúp nới lỏng việc tài trợ vốn chủ sở hữu cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ và đói vốn. Các quy tắc đã được CSRC công bố vào ngày 28/11/2022. Năm ngoái, khối lượng đầu tư phát triển bất động sản của Trung Quốc đã giảm 10% xuống còn 13,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,9 nghìn tỷ USD), lần giảm đầu tiên kể từ năm 1997.
Theo hướng dẫn của AMAC, mỗi nhà đầu tư trong vòng cấp vốn đầu tiên của các sản phẩm thử nghiệm cần phải đầu tư ít nhất 10 triệu Nhân dân tệ. Các tổ chức đầu tư sẽ được ưu tiên.
Các nhà đầu tư chính và người kiểm soát thực tế của công ty quản lý quỹ PE không được là nhà phát triển bất động sản hoặc các bên liên quan.
CSRC cho biết đã thiết kế các hạn mức để đảm bảo rằng nhà đầu tư có thể quản lý những rủi ro phổ biến ở các quỹ bất động sản này, thường có quy mô lớn và dài hạn.
Theo CSRC, nếu một quỹ PE tập trung vào bất động sản cho vay tiền hoặc cung cấp bảo lãnh cho công ty mà họ đã đầu tư vào, thì quỹ đó cần phải nắm giữ ít nhất 75% cổ phần của công ty này để có thể kiểm soát tài sản.
Tuy nhiên, mức này có thể giảm xuống 51% nếu quỹ nhận được bảo lãnh từ công ty nhận đầu tư và tất cả các nhà đầu tư của quỹ đều là các tổ chức.
Trước khi có chương trình thí điểm này, các quỹ tư nhân tập trung vào ngành bất động sản chỉ được phép đầu tư vào các khoản vay nợ hoặc chứng khoán nợ.
-
Cứu bất động sản, ngân hàng Trung Quốc cho phép người dân kéo dài thời gian trả lãi vay đến 95 tuổi
Điều này đồng nghĩa với việc những người đi vay sẽ phải trả ít hơn mỗi tháng, giảm áp lực nợ vay.








-
Bất động sản Trung Quốc: Đã thấy tín hiệu phục hồi sau nhiều năm suy giảm?
Các nhà phân tích của UBS vừa trở thành những người mới nhất nâng kỳ vọng rằng thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc sắp ổn định. Theo phân tích của CNBC trên dữ liệu từ Wind Information, doanh số bán nhà hiện hữu tại năm thành phố...
-
Bất động sản Trung Quốc: Từ đỉnh cao huy hoàng đến vực sâu khủng hoảng
Thị trường bất động sản Trung Quốc từng phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với nguồn dư thừa nhưng giá nhà cao, nền kinh tế nước này hiện đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ bong bóng bất động sản....
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...