Đề xuất bỏ mức thu bổ sung 5,4%
Nêu ý kiến tại Hội thảo “Giá đất, thuế đất… thế nào cho hợp lý?”, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho rằng việc chậm nộp tiền sử dụng đất của các dự án phần lớn là do vướng về điều kiện khách quan và cơ chế, chính sách.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land nêu ý kiến tại hội thảo sáng 22/7. Ảnh: BTC.
Chẳng hạn, với Hưng Thịnh Land, nhiều dự án bị “tắc” về định giá đất do được mua lại, dở dang và trong quá trình tái cấu trúc có điều chỉnh quy hoạch. Chính vì vậy, nếu bị thu số tiền bổ sung sẽ rất nhiều, là gánh nặng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, quy định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư. Chính sách cần phải mang tính khuyến khích, tạo động lực để doanh nghiệp mạnh dạn hoạt động.
“Chúng tôi đề xuất bỏ luôn mức thu bổ sung 5,4% hay 3,6% vì không hợp lý. Điều này để tạo đồng thuận toàn xã hội, cùng phấn đấu đóng góp cho phát triển kinh tế của đất nước”, ông Thắng kiến nghị.
Doanh nghiệp phải chi tiền tỷ hỗ trợ cư dân vì chậm cấp sổ
Chia sẻ tại hội thảo, ông Cao Minh Hiếu, Phó chủ tịch Hội đồng điều hành Tập đoàn Novaland cho biết, Novaland có 13 dự án được giao đất từ năm 2015 - 2016 nhưng đến giờ này vẫn chưa có thông báo từ cơ quan thuế. Mà phải có thông báo thì doanh nghiệp mới đóng tiền sử dụng đất được.
Điển hình, dự án RichStar từ 2016 được Hội đồng thẩm định giá TP.HCM đưa con số 689 tỷ đồng nhưng đến khi trình lên UBND thành phố lại vướng rà soát nguồn gốc đất.
“Tính đến nay đã gần 10 năm, nếu áp thuế truy thu 5,4% thì Novaland sẽ phải đóng thêm hơn 370 tỷ đồng. Chỉ tính riêng dự án này đã là số tiền kinh khủng”, ông Hiếu nói.
Ông Cao Minh Hiếu, Phó chủ tịch Hội đồng điều hành Tập đoàn Novaland. Ảnh: BTC
Chưa kể, doanh nghiệp chưa đóng tiền sử dụng đất, đồng nghĩa dự án chưa được cấp sổ, ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp bởi khiến khách hàng mất niềm tin, uy tín của thương hiệu bị ảnh hưởng. Dự án không có sổ cũng không thể huy động vốn, dòng tiền bị tắc nghẽn.
“Với chủ đầu tư lớn như Novaland, đôi khi còn có thể xoay xở giữa các dự án. Song, với những chủ đầu tư nhỏ hơn, nếu chỉ có 1-2 dự án, chỉ cần một dự án kẹt như vậy chắc chắn phá sản”, ông nói.
Lãnh đạo Novaland cho biết dù không muốn công bố cụ thể nhưng doanh nghiệp đã phải gánh chịu nhiều chi phí để hỗ trợ cư dân.
“Ví dụ, do chưa được cấp sổ, hàng năm chúng tôi phải chi khoảng 30 tỷ đồng để hỗ trợ phí quản lý cho cư dân. Với hàng chục dự án, con số này rất lớn. Dù luật không bắt buộc, nhưng chúng tôi vẫn phải làm để thể hiện trách nhiệm với người dân đang sinh sống ở các dự án của doanh nghiệp mình. Nếu không, người dân sẽ ngày càng mất niềm tin vào chủ đầu tư”, ông Hiếu tiết lộ.
Từ góc độ thị trường, ông Hiếu cho biết việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng thương hiệu cũng sẽ kéo theo hệ quả là sản phẩm khó bán, giá trị không như kỳ vọng, lợi nhuận bị sụt giảm.
Do đó, phía Novaland đề xuất bỏ hẳn thuế truy thu hoặc chỉ áp dụng mức thuế phù hợp nhưng tính từ thời điểm doanh nghiệp có thông báo đóng thuế, tức phải trừ đi thời gian làm thủ tục của doanh nghiệp. Nếu dự án chậm do lỗi của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẵn sàng đóng tiền đền bù.
Đề xuất chỉ thu thu tiền sử dụng đất bổ sung 0,5%
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng, Chính phủ quy định thu bổ sung là đúng luật Đất đai nhưng tại sao quy định thu 5,4% và hiện nay Bộ Tài chính đề xuất thu 3,6% trong khi không thuộc lỗi của doanh nghiệp.
Do đó, Chủ tịch HoREA đề nghị thay vì thu 5,4% hay 3,6% thì Bộ Tài chính trình Chính phủ chỉ thu bổ sung 0,5%. “Đến khi lấy ý kiến để sửa luật Đất đai thì chúng tôi đề nghị bỏ hoàn toàn khoản thu này”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA. Ảnh: BTC
Đồng quan điểm, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An cho rằng, nếu nhất quyết phải thu bổ sung, không thể bỏ, có thể thu mức 0,5%.
Người có lỗi vô tình cũng bị phạt nhưng mức phạt nhẹ hơn, làm thế nào để lợi ích hài hòa, tức là Nhà nước có nguồn thu phạt nhưng doanh nghiệp được hỗ trợ.
“Nên đưa con số phạt mang tính định danh và hỗ trợ doanh nghiệp vì trong thực tế chưa ai tính được doanh nghiệp thiệt hại bao nhiêu. Hiện tại, chi phí mỗi năm mất 15%, 10 năm thì mất 150%, bay luôn vốn. Thực tế, một số dự án đang gặp hoàn cảnh như vậy”, ông Quang nói thêm.
-
Thuế TNCN với bất động sản: Bộ Tài chính giới thiệu các phương án
Bộ Tài chính vừa công bố thông tin chi tiết về dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, đang lấy ý kiến rộng rãi. Các điểm dư luận quan tâm là phương án thuế đối với giao dịch bất động sản, cách tính theo thu nhập, thời gian nắm giữ và lộ trình triển khai chính sách.
-
Đóng thuế tiền tỷ khi chuyển đất vườn sang đất ở: Chuyên gia kiến nghị điều chỉnh cách định giá
Nhiều chuyên gia cho rằng giá đất cần xác lập theo nguyên tắc thị trường, chứ không nên sát với giá thị trường, nhằm giữ ổn định chính sách, tránh gây sốc và bảo đảm cơ hội an cư cho người dân.
-
Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền sử dụng đất khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở
Tại hội thảo “Giá đất, thuế đất… thế nào cho hợp lý?”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 103. Đáng chú ý, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ phương án giảm tiền sử dụng đất khi người dân chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở trong bối cảnh giá đất tại một số địa phương cao đột biến so với bảng giá đất cũ.








-
Sắp bổ sung thêm trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất
Ngoài các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024, Quốc hội giao Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi được sự đồng ý...
-
Tháo gỡ vướng mắc tiền sử dụng đất
Việc tháo gỡ các điểm nghẽn tài chính đã giúp nhiều dự án chậm tiến độ được tái khởi động trở lại.
-
Vì sao tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích tăng cao?
Tiền sử dụng đất tăng cao sau khi chuyển đổi mục đích là do Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đã thay đổi cách định giá đất, thay khung giá cũ bằng bảng giá tiệm cận thị trường, khiến mức thu cao hơn trước rất nhiều......