Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho hay, trong quá trình sửa đổi Nghị định 103, Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, các hiệp hội và các địa phương liên quan đến 2 vấn đề. Trong đó, có tính tiền sử dụng đối với hộ gia đình cá nhân khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở, với nhiều vấn đề đặt ra cần tháo gỡ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận. Ảnh: Thanh Niên
Bộ Tài chính đã gặp trực tiếp, làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương và có văn bản yêu cầu các địa phương báo cáo nhanh về tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Trên cơ sở tổng hợp trung thực, theo chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo sửa Nghị định 103. Đồng thời cũng có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Cụ thể, đối với khoản tiền nộp thuế bổ sung, có 3 nhóm đề xuất là giữ nguyên mức thu khoản bổ sung hiện hành là 5,4%/năm; thứ hai là giảm thu khoản bổ sung; thứ ba là không thu khoản thu bổ sung.
“Đây là 3 phương án đang đề xuất. Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định theo phương án xử lý khác nhau, trong đó có phương án giảm mức thu khoản tiền bổ sung cũng như giảm thời gian tính tiền sau khi trừ đi thời gian cơ quan chức năng tính tiền sử dụng đất”, ông Cận cho biết.
Riêng đối với nội dung kiến nghị không thu tiền nộp thuế bổ sung đối với thời gian chưa tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Bộ Tài chính xin được ghi nhận và cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường báo cáo Chính phủ trong quá trình sửa luật Đất đai.
Đối với đề xuất kiến nghị về tính tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được ý kiến đề xuất điều chỉnh mức thu tiền sử dụng đất để giảm nghĩa vụ tài chính cho người dân.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ theo phương án giảm tiền sử dụng đất khi người dân chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở trong bối cảnh giá đất tại một số địa phương cao đột biến so với bảng giá đất cũ.
“Đây là vấn đề chúng tôi xét thấy có nhiều bất cập, chúng tôi đang xem xét”, ông Cận nói và cho biết thêm trong trường hợp người dân được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thuần túy sang đất ở sẽ thực hiện theo quy định của luật Đất đai 2024. Theo đó, kiến nghị sửa đổi quy định này vượt quá thẩm quyền của Chính phủ, muốn sửa thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính xin được ghi nhận và cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường báo cáo Chính phủ trong quá trình sửa luật Đất đai.
-
Bộ Tài chính vừa có văn bản hỏa tốc số 8332/BTC-QLCS đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo nhanh tình hình thực hiện việc tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
-
Trường hợp nào được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sang đất ở?
Thời gian qua, nhiều người quan tâm đến các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở,... Về vấn đề này, được quy định cụ thể tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
-
Tiền chuyển mục đích sử dụng đất quá cao - Người dân xin rút lại hồ sơ
Quyết định 79/2024 (sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 của UBND TPHCM) quy định về bảng giá đất trên địa bàn TPHCM có hiệu lực từ ngày 31-10-2024 đến hết ngày 31-12-2025. Tại thời điểm TPHCM công bố bảng giá đất mới, người dân đã tranh thủ “chạy đua” nộp hồ sơ làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để được áp dụng theo bảng giá đất cũ nhưng cuối cùng vẫn bị tính tiền theo bảng giá đất mới cao ngất ngưởng, đành ngậm ngùi xin rút lại hồ sơ.







