Ấn Độ với quy mô thị trường lớn hơn 1,4 tỷ người, ngành nội thất và thiết kế của quốc gia này đang bùng nổ do thị trường bất động sản đang phát triển, dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng.
Ngoài ra, với tổng quy mô thị trường là 41 tỷ USD, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ đồ nội thất lớn thứ 4 thế giới. Đây được xác định là một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm từ gồ từ Việt Nam sang Ấn Độ là 93 triệu USD, tăng gần 300% so với mức 24 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm Đồ gỗ Nội thất Quốc tế tại Ấn Độ
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gỗ hàng đầu ở Đông Nam Á và đứng thứ 7 trên thế giới. Gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ác sản phẩm gỗ của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn do chi phí lao động thấp hơn, thuế thấp hơn và mức thuế ưu đãi nhất định khi xuất khẩu.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiềm năng này, vừa qua Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã bố trí khu gian hàng tại triển lãm Đồ gỗ Nội thất Quốc tế tại Ấn Độ (WOFX). Hiệp Hội gỗ Bình Dương (BIFA) và một số công ty tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm như công ty Vĩnh Tiến, B-Connect…
Triển lãm WOFX năm nay diễn ra từ 28 đến 30/11, có sự góp mặt trên 400 thương hiệu đồ gỗ, nội thất đến từ Ấn Độ và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Pháp và Trung Quốc.
Đây là hội chợ thương mại quốc tế tập trung dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thiết kế và nội thất, nơi quy tụ các doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ nội, ngoại thất, đồ dùng gia đình, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn, đồ trang trí…
Bên cạnh triển lãm trưng bày sản phẩm, triển lãm WOFX đã diễn ra các hoạt động như hội thảo chuyên đề, giao thương, trình diễn các xu hướng trang trí và nội thất mới nhất.
Theo đó, một trong những xu hướng được xác định là sau đại dịch Covid-19, xu hướng làm việc tại nhà gia tăng, mang lại sự tăng trưởng rõ rệt trong việc bán đồ nội thất gia đình, trong đó có việc tiêu thụ các sản phẩm bàn ghế thông minh, đa chức năng, tiết kiệm diện tích để tối ưu hóa tốt nhất không gian hạn chế tại nhà.
BIFA cho biết, thị trường Ấn Độ là mục tiêu tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện BIFA và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đang nghiên cứu lựa chọn một hội chợ gỗ và nội thất phù hợp vào năm 2024 để các thành viên Hiệp hội có thể giam gia đông đảo nhằm trưng bày sản phẩm, giới thiệu tới thị trường này.
-
Xuất khẩu gỗ Việt Nam phục hồi, liên tiếp tháng thứ 4 đạt trên 1 tỷ USD
Trong tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD.
-
Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 18 tỷ USD trong nhiều thách thức
Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại, nhiều chuyên gia nhận định ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong năm 2023, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.
-
Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu TOP đầu thế giới, bán cho Mỹ, Trung Quốc… thu về hơn 13 tỷ USD
10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 13,2 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Dệt may, gỗ… hưởng lợi lớn khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, ngành thép kém sáng
Trong khi bất động sản khu công nghiệp, dệt may và gỗ sẽ được hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử, nhóm ngành thép dự kiến sẽ kém tích cực do Mỹ tập trung vào khôi phục ngành thép nội địa.
-
Một mặt hàng Việt Nam xuất khẩu TOP đầu thế giới, bán cho Mỹ, Trung Quốc, EU mang về hơn 12,5 tỷ USD
Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ thu đạt 12,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.