Đó là nhận định của RREEF Real Estate – một đơn vị của Deutsche Asset Management (Asia) Ltd. thuộc Deutsche Bank AG với tổng giá trị của các tài sản bất động sản đang quản lý tại châu Á là 3,4 tỷ EUR (tương đương 4,4 tỷ USD).
Ông Leslie Chua, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương của RREEF cho biết, bất động sản bán lẻ của Đông Nam Á, chẳng hạn như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cơ sở hậu cần bao gồm nhà kho cho lĩnh vực thương mại điện tử đem lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội. Thị trường văn phòng tại hai thành phố Sydney và Melbourne cũng rất hấp dẫn do nguồn cung thiếu hụt.
RREEF khuyến nghị nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục bằng cách tăng cường tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế, bao gồm bất động sản châu Á, nhằm ứng phó với đà sụt giảm của các tài sản truyền thống như trái phiếu và cổ phiếu.
Hơn nữa, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và phong cách sống thay đổi từng ngày tại Đông Nam Á đang thu hút các nhà bán lẻ trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn còn hoành hành và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu đang bóp nghẹt chi tiêu tại một số khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn tại Singapore, ông Chua cho biết: “Nhà đầu tư bị mắc kẹt trong một tình huống hết sức khó khăn. Họ cần phải xa lánh rủi ro nhưng do sự biến động của cổ phiếu và trái phiếu cũng như hình thức sinh lời, họ buộc phải mạo hiểm. Điều đó đồng nghĩa với việc mọi người sẽ chuyển sang các tài sản như bất động sản”.
Sông Chao Praya chảy ngang thành phố Bangkok, Thái Lan
Đà phục hồi kéo dài
Các Chính phủ châu Á đã thúc đẩy chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và tăng cường các nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ nội địa nhằm cắt giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực xuất khẩu. Chính quyền Indonesia cho biết Chính phủ nước này sẽ gia tăng chi tiêu vốn thêm 15% trong năm tới.
Trong khi đó vào năm 2010, Thủ tướng Malaysia Najib Razak quyết định phân bổ 444 tỷ USD cho các dự án thuộc lĩnh vực tư nhân trong thập niên hiện tại. Cuối tháng trước, Tổng thống Philippine Benigno Aquino, cũng yêu cầu các nhà lập pháp phê chuẩn kế hoạch ngân sách kỷ lục 2 ngàn tỷ peso (47 tỷ USD) cho năm 2013 nhằm tăng cường chi tiêu vào đường xá, bệnh viện và trường học.
Ông Chua nói: “Nếu đà hồi phục tại châu Âu và Mỹ kéo dài, chúng ta cần phải tìm kiếm các thị trường thay thế. Rõ ràng là châu Á đem lại cơ hội này. Cả Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều đã sẵn sàng và sự minh bạch tại các thị trường này đã cải thiện”.
Deutsche Asset Management (Asia) Ltd. lạc quan nhưng thận trọng về thị trường văn phòng Singapore. Công ty quản lý quỹ này cho rằng thị trường hoạt động cho thuê sẽ không trải qua một đợt điều chỉnh toàn diện vì nguồn cung không gian văn phòng mới vẫn còn hạn chế.
Lợi suất hấp dẫn
Hôm 29/06, ông Sigrid Zialcita, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield Inc. cho biết hoạt động cho thuê văn phòng tại Singapore có thể giảm tới 6% trong năm nay, nhẹ hơn so với ước tính trước đó là giảm tới 15%.
Ông Chua cho biết chênh lệch lợi suất giữa các tài sản bất động sản và trái phiếu Chính phủ khá hấp dẫn. Mức chênh lệch đối với thị trường văn phòng có thể cao hơn từ 2%-3% so với nợ công của thị trường văn phòng Singapore. Mức chênh lệch bán lẻ dao động từ 2%-4% trong khi lĩnh vực công nghệ cao hơn từ 2,5% đến 4%.
Ông nói: “Với mức lợi suất trái phiếu Chính phủ như hiện nay, khoản chênh lệch này là rất đáng khích lệ. Chi phí vay mượn thấp và lợi suất ổn định đã tạo nên một một kênh đầu từ thay thế tốt. Theo ông, chi phí vay mượn sẽ còn ở mức thấp”.
Trong báo cáo công bố hôm 16/07, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo 5 nền kinh tế châu Á – Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam – cùng với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới trong vòng hai năm tới. Năm 2013, 5 nền kinh tế này sẽ tăng trưởng 6,1%, vượt xa mức 2,3% của Mỹ, 0,7% của Eurozone và 1,5% của Nhật Bản.
Ông Chua nói: “Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên có cái nhìn nghiêm túc về Đông Nam Á. Đây là một thị trường thường bị bỏ quên nguyên nhân chủ yếu là do thiếu minh bạch. Đối với một nhà đầu tư mới và muốn thu thập kinh nghiệm thì Australia, Singapore và Nhật Bản là một lựa chọn tất yếu”.
-
TP.HCM sẽ là trung tâm y khoa Đông Nam Á
TP.HCM đang triển khai bốn đề án có liên quan gồm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, phát triển y tế thông minh, y tế cộng đồng và đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn.
-
Singapore trở thành khu vực có mức chi phí lắp đặt văn phòng đắt nhất Đông Nam Á
CafeLand - Theo công ty bất động sản Cushman & Wakefield, Singapore là thành phố có mức chi phí trung bình dành cho việc lắp đặt văn phòng cao nhất tại Đông Nam Á hiện nay.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....