Một công ty môi giới bất động sản tại Thái Lan đang cố gắng tìm kiếm người mua hơn 200 căn hộ chung cư thuộc sở hữu của những khách hàng tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, khi những người này cố gắng bán tài sản của họ trong bối cảnh gặp khó về mặt tài chính.
Trở lại giai đoạn năm 2017-2018, mua bất động sản ở nước ngoài là khoản đầu tư phổ biến đối với nhiều hộ gia đình Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19, cuộc suy thoái của ngành bất động sản và cả những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến nhiều người không còn đủ khả năng mua bất động sản ở nước ngoài.
Không chỉ các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, một số công ty bất động sản Trung Quốc cần vốn gấp để trang trải những khó khăn cũng đang tìm cách bán nhiều dự án bất động sản của họ tại nước ngoài, bao gồm các dự án tại Đông Nam Á, để bổ sung thanh khoản.
Theo khảo sát của Đại học Giao thông Thượng Hải, môi trường không chắc chắn đã khiến tầng lớp trung lưu Trung Quốc trở nên “khó tính hơn”. Bất chấp một số dữ liệu tích cực trong tháng 8 sau các biện pháp kích thích, đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những rào cản, bao gồm cả niềm tin suy giảm.
Cơn sốt mua sắm bất động sản tại nước ngoài vào giữa những năm 2010 được thúc đẩy bởi các ông trùm bất động sản, những người muốn nắm giữ các tài sản cao cấp ngoài biên giới Trung Quốc.
Điều này đã thúc đẩy tầng lớp trung lưu đang gia tăng tại quốc gia này lao vào các thị trường khác như Thái Lan. Các công ty địa ốc Trung Quốc thậm chí còn xây dựng các khu phức hợp ở Đông Nam Á nhằm hướng tới các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm kiếm nhà ở nước ngoài.
Tuy nhiên, những dự án đó hiện có nguy cơ thua lỗ nặng khi người mua bỏ đi. Một dự án phát triển mang tính bước ngoặt của Malaysia trị giá 100 tỷ USD do Trung Quốc xây dựng có tên Forest City, được quy hoạch cho 700.000 cư dân, gần như bị bỏ hoang khi các nhà đầu tư tháo chạy.
Nhiều căn hộ đã có người ở tại dự án này hiện có giá trị chỉ bằng 1/3 giá mua, khiến nhiều chủ sở hữu đang muốn bán tháo, nhưng thậm chí họ còn không thể tìm được người mua.
Những nhà người mua đến từ Trung Quốc hiện nay cũng có xu hướng thuê nhà ở nước ngoài nhiều hơn thay vì mua sắm một cách tùy hứng như trước kia, khiến người bán nhà cũng gặp khó trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến Country Garden, nhà phát triển Trung Quốc đứng sau Forest City hiện có thể phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
Những khó khăn tài chính của lĩnh vực bất động sản đang lan rộng ra tại Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp và người lao động nợ hàng tỷ USD. Theo báo cáo của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam, lợi nhuận đầu tư chung của hộ gia đình ở Trung Quốc đã giảm xuống mức âm.
Việc thắt chặt chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân cũng đã bóp nghẹt tầng lớp trung lưu vì triển vọng của họ phụ thuộc vào khu vực tư nhân. Lợi tức nhân khẩu học này đang biến mất trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng, càng cản trở sự phát triển của tầng lớp trung lưu.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố các biện pháp kích thích thị trường bất động sản kể từ tháng 7, song hiệu quả cho tới nay vẫn tương đối hạn chế. Sự nhiệt tình trước đây của các nhà đầu tư bất động sản thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc đối với các tài sản ở nước ngoài giờ đây dường như đã là ký ức xa vời.
Giới chuyên gia kỳ vọng doanh số bán hàng có thể tăng nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi đều đặn. Tuy nhiên, sự lao dốc của làn sóng mua sắm tài sản bất động sản ở nước ngoài đã phản ánh sự sụt giảm của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, qua đó vẫn tạo ra cảm giác bất an đối với nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng trong tương lai gần.
-
Bất động sản Việt Nam là điểm sáng tại Đông Nam Á, thu hút mạnh mẽ các tổ chức đầu tư lớn
Bất động sản công nghiệp, hậu cần và nhà ở của Việt Nam đứng trước nhiều triển vọng, bất chấp lãi suất cao và tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận kém đã làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư với các thị trường khác trong cùng khu vực.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực.
-
Dòng tiền Trung Quốc rời phương Tây, chảy về Đông Nam Á
Đông Nam Á dường như đang thế chân Mỹ và châu Âu trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....
-
Đông Nam Á soán ngôi Mỹ, Úc về thu hút nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Theo một báo cáo của Juwai IQI, thị trường bất động sản thương mại của Đông Nam Á đang trở nên phổ biến hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục, khi những rạn nứt chính trị và lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của các thị trường truyền thống từ...