Ngày 22/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chiến lược năng lượng hydrogen được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Mục tiêu đặt ra là phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo lộ trình và cam kết của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng bền vững.
Trong đó, đặt mục tiêu sản xuất được 100.000-500.000 tấn hydrogen vào năm 2030 và tăng lên 10-20 triệu tấn vào năm 2050. Số lượng này tương đương với 5-10% nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước.
Năng lượng hydrogen dự tính phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác (lọc dầu, phân bón, luyện kim, xi măng...).
Để thực hiện được các mục tiêu đó, Chiến lược năng lượng hydrogen đã đề xuất một loạt cơ chế, chính sách mới, gồm đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.
Tăng cường đầu tư về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; áp dụng các công cụ thị trường thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn…
Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất năng lượng hydrogen
Tại hội nghị, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách như nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan, nhất là chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu hydrogen đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh.
Nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng, lưu trữ, vận chuyển hydrogen và lĩnh vực thu giữ/sử dụng carbon phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.
Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành năng lượng chủ động xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với Chiến lược năng lượng hydrogen.
Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án đầu tư về năng lượng có nguồn gốc hydrogen.
Theo Bộ Công Thương, trên thế giới, năng lượng hydrogen được xem là nguồn năng lượng sạch, không thể thiếu trong cơ cấu năng lượng của nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050.
Hiện nay, trên thế giới đã có gần 50 quốc gia ban hành Chiến lược quốc gia về năng lượng hydrogen cùng các chính sách hỗ trợ về tài chính để phát triển ngành công nghiệp hydrogen.
Một số quốc gia điển hình đi đầu có thể kể đến EU, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Canada, Mỹ... Trong đó, EU đã đặt mục tiêu đạt 13-14%, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 10% và 33% về tỉ lệ năng lượng hydrogen trong cơ cấu năng lượng vào năm 2050.
Năng lượng hydrogen là gì?Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng thứ cấp, không có sẵn để khai thác trực tiếp mà cần được tạo ra từ một nguồn sơ cấp ban đầu như nước hoặc các hợp chất hydrocacbon. Để tạo ra hydrogen, cần điện phân nước hay điện hóa hoặc nhiệt hóa các loại nhiên liệu hydrocarbon như nước, dầu, metan, khí tự nhiên, than khí hóa, nhiên liệu sinh học, sinh khối khí hóa... Sau khi tạo ra, hydro được lưu trữ lại và dùng trong việc sản xuất điện khi cần. Việc lưu trữ này được thực hiện nhờ tấm pin nhiên liệu. |
-
Đề xuất hình thành Trung tâm năng lượng tái tạo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 4/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã có buổi thăm làm việc tại Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) về các dự án dầu khí và chuỗi cung ứng dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi.
-
Việt Nam đề nghị các đối tác sớm thực hiện cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bên liên quan sớm đạt thỏa thuận để chuyển số tiền 15,5 tỷ USD cam kết hỗ trợ Việt Nam thành những dự án đột phá, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....