Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã khảo sát toàn cảnh công trường bãi chế tạo 200 ha và nghe giới thiệu tổng quan về các dự án dầu khí và chuỗi cung ứng dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi của PTSC.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các đơn vị sau khi nghe lãnh đạo PTSC báo cáo về những dự án đã, đang triển khai trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng tái tạo ngoài khơi. Ảnh VGP
Tại buổi làm việc, lãnh đạo PTSC báo cáo một số nội dung công việc cũng như đề xuất về định hướng phát triển Trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi.
PTSC hiện có 24 đơn vị thành viên với gần 10.000 lao động. Đồng thời sở hữu 7 căn cứ cảng và bãi chế tạo với tổng diện tích khoảng 330 ha.
Năm 2023, PTSC đã hoàn thành việc chế tạo 2 Trạm biến áp dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 và Hai Long 3 cho khách hàng tại Đài Loan (Trung Quốc) và dự kiến sẽ bàn giao cho khách hàng trong quý 1 này. Ngoài ra, đã ký mới các hợp đồng và được trao thầu khoảng 1,5 tỷ USD cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Đài Loan và châu Âu, đảm bảo việc làm đến năm 2027.
Theo PTSC, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi với công suất khoảng 600 GW và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh. Quá trình triển khai thực hiện, đơn vị nhận thấy còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc.
Vì vậy, PTSC đề xuất Chính phủ xem xét tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho PTSC hình thành lên Trung tâm Năng lượng tái tạo tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao trước những thành tựu, nỗ lực mà ngành Dầu khí và PTSC đã đạt được trong thời gian qua.
Theo Phó Thủ tướng, ngành dầu khí luôn giữ vai trò đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, nhất là những giá trị gia tăng từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo là xu thế không thể đảo ngược.
“Đây là thách thức và cơ hội phát triển của Việt Nam khi chuyển đổi mô hình phát triển sang năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị PTSC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trước mắt xây dựng một lịch trình, phương án rõ ràng để triển khai nhanh chóng, thông suốt đối với dự án điện gió ngoài khơi hợp tác với Singapore để Chính phủ xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng ý tưởng của PTSC đề xuất xây dựng một Trung tâm năng lượng tái tạo tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được Chính phủ, các bộ, ngành, các tập đoàn và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ủng hộ khi đề án được xây dựng khoa học, lộ trình rõ ràng.
Cùng với đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, làm chủ các khâu thiết kế, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, lưu trữ điện năng, sản xuất nhiên liệu xanh.
-
Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.
-
Do giá trị phần việc của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tại gói thầu EPCI#1 lên đến 493 triệu USD, cao hơn 35% tổng tài sản, doanh nghiệp này cần phải có sự chấp thuận của đa số cổ đông.
-
Dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.