Công ty POSCO International mới đây đã có văn bản gửi Bộ Công thương về đề xuất chỉ định trực tiếp nhà đầu tư phát triển tích hợp dự án Điện khí LNG Quỳnh Lập và LNG Nghi Sơn, theo Báo Đầu tư.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo POSCO đã nhắc lại cuộc gặp hồi tháng 2 tại Hàn Quốc và khẳng định năng lực, cam kết của tập đoàn với thị trường năng lượng Việt Nam.
POSCO cho biết, đã gắn bó với dự án Nhiệt điện than Quỳnh Lập 2 từ năm 2015, được cấp chủ trương đầu tư năm 2020. Trên cơ sở đó, tập đoàn muốn chuyển sang thúc đẩy lĩnh vực điện khí LNG, nên đã nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án LNG Quỳnh Lập từ tháng 10/2023 và hồ sơ đề xuất đầu tư tháng 10/2024.
POSCO đề xuất chỉ định trực tiếp nhà đầu tư dự án LNG Quỳnh Lập và Nghi Sơn
Với kinh nghiệm trong phát triển và vận hành kinh doanh LNG tại Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, POSCO International “tự tin có đủ năng lực để triển khai giải pháp phát triển tích hợp cho Dự án Quỳnh Lập tại tỉnh Nghệ An và dự án Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, phù hợp với định hướng của Quy hoạch Điện VIII”.
Theo đó, POSCO đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công thương được chỉ định trực tiếp làm nhà đầu tư phát triển tích hợp dự án Điện khí LNG Quỳnh Lập và Nghi Sơn.
Về lý do đề xuất, lãnh đạo POSCO cho rằng, việc chia sẻ hạ tầng LNG giữa Quỳnh Lập và Nghi Sơn không chỉ nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng tại khu vực phía Bắc Việt Nam, mà còn tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực, giảm chi phí phát triển và đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án. Đồng thời, đề xuất triển khai phương án phát triển tích hợp.
POSCO cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế khác tại dự án Nghi Sơn để đẩy nhanh tiến độ.
Theo quy hoạch, nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập (Nghệ An) có công suất 1.500MW, vốn đầu tư khoảng 2,15 tỷ USD, trên diện tích 210-360 ha. Dự án gồm nhà máy điện, kho LNG, cảng, đê chắn sóng, công trình phụ trợ; tiêu thụ khoảng 1,15 triệu tấn LNG/năm, cảng tiếp nhận tàu 100.000 DWT.
Trong khi đó, dự án LNG Nghi Sơn có vốn đầu tư sau điều chỉnh là hơn 57.500 tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD), công suất 1.500MW, sử dụng 68ha đất. Dự án gồm nhà máy điện, kho LNG 230.000m3, cảng, đê chắn sóng, trạm tái hóa khí, đường ống; tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh xác định điện khí là nguồn quan trọng, giúp giảm dần nhiệt điện than và đảm bảo an ninh năng lượng. Đến năm 2030, công suất điện khí dự kiến đạt khoảng 37.630MW, trong đó LNG chiếm hơn 22.000MW, ưu tiên các dự án ở miền Bắc và miền Trung.
-
SK Group muốn đầu tư 3 dự án điện khí LNG tại Việt Nam
SK đang nghiên cứu một số dự án trong lĩnh vực điện khí LNG, bao gồm 3 dự án đang đề xuất đưa vào danh mục dự án tăng trưởng xanh và triển khai gói giải pháp năng lượng toàn diện tại Việt Nam.
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Dự án điện khí hơn 47.000 tỷ đồng nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Thái Bình
Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng.
-
Một thị xã của Nghệ An sẽ có dự án điện khí hơn 2 tỷ USD, nhiều “ông lớn” muốn đầu tư
Tỉnh Nghệ An sẽ dùng 210ha đất tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai để thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập, tổng mức đầu tư của dự án 2,1 tỷ USD.








-
Việt Nam sắp có thêm hàng loạt nhà máy điện sinh khối công nghệ Nhật Bản?
Tập đoàn Erex (Nhật Bản) mong muốn được triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nhà máy điện sinh khối và chuyển đổi các nhà máy điện than sang nhà máy điện sinh khối tại Việt Nam....
-
Chính thức phê duyệt khung giá điện gió ngoài khơi năm 2025
Mức giá tối đa đối với điện gió ngoài khơi tại Bắc Bộ là 3.975,1 đồng/kWh, Nam Trung Bộ là 3.078,9 đồng/kWh, còn khu vực Nam Bộ là 3.868,5 đồng/kWh.
-
Phó Thủ tướng lưu ý một số việc quan trọng về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo đúng thẩm quyền và quy định, làm cơ sở để triển khai dự án di dân, tái định cư cho dự án nhà máy điện hạt nhân....