Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong ra đời từ năm 1960, ban đầu chuyên sản xuất mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Đến năm 1990, nhà máy chuyển hướng sang sản xuất ống nhựa PVC. Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa, trở thành Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Hai năm sau, công ty niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu là NTP.
Đến 31/12/2021, đại diện phần vốn của Nhà nước là tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn đang nắm giữ 37,1% cổ phần của Nhựa Tiền Phong. Trước đó ngày 19/10/2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi SCIC, đề nghị triển khai thoái vốn tại doanh nghiệp này.
Hiện tại, Nhựa Tiền Phong đang chiếm khoảng 60% thị phần ngành nhựa tại miền Bắc và 30% thị phần cả nước.
Nhựa Tiền Phong báo lãi gần 150 tỷ đồng, có 1.500 tỷ đồng gửi ngân hàng
Mới đây, nhà sản xuất ống nhựa này đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với doanh thu thuần hợp nhất giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.300 tỷ đồng. Với việc giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh, Nhựa Tiền Phong báo lãi sau thuế đạt hơn 148 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ, đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý gần đây của doanh nghiệp này.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.825 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 395 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 4% so với cùng kỳ năm 2022.
Được biết năm 2023, Nhựa Tiền Phong lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 5.875 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ở mức 535 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, nhà sản xuất ống nhựa này đã thực hiện 65% kế hoạch doanh thu và 74% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong đạt 5.177 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh từ mức 985 tỷ đồng, giảm 36% so với đầu năm.
Đáng chú ý, lượng lớn tài sản của Nhựa Tiền Phong đang nằm ở khoản mục tiền mặt, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng với khoảng 1.500 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này thu về hơn 38 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả là 2.031 tỷ đồng, giảm 9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ đi vay ở mức 1.300 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 3.145 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 1.296 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 675 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 23/10, cổ phiếu NTP dừng ở mức 36.900 đồng/cp, tăng khoảng 17% so với thời điểm hồi đầu năm.
-
Nhựa Bình Minh kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái?
Sau khi đạt đỉnh lợi nhuận trong quý 2/2023, kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh trong quý 3 sẽ suy giảm đáng kể so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi mùa mưa và nhu cầu thị trường giảm mạnh khi các hoạt động xây dựng chưa phục hồi.
-
Đại gia Thái Lan lãi lớn với thương vụ thâu tóm Nhựa Bình Minh
Không chỉ lãi lớn nhờ cổ phiếu BMP vượt đỉnh, Nawaplastic Industries, cổ đông lớn nhất của Nhựa Bình Minh còn “bỏ túi” hàng trăm tỉ đồng trong đợt chi trả cổ tức vào tháng 6 tới đây.
-
Nhà máy hơn 1,2 tỷ USD dừng hoạt động 2 tháng có thể khiến Lọc hóa dầu Bình Sơn mất nghìn tỷ tiền lãi
Năm 2024, nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất sẽ dừng máy để tiến hành đợt bảo dưỡng tổng thể vào tháng 3 và 4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm sau....
-
Công ty nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và gần 1.500 lao động đem phân nửa lợi nhuận năm 2023 chia cho cổ đông
9 tháng đầu năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.825 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 395 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 4% so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp xi măng “né” sản xuất giờ cao điểm, khó tăng giá bán do nhu cầu thị trường suy yếu
Về lý thuyết, mức tăng giá điện được tính vào giá thành sản phẩm, nhưng thực tế, các doanh nghiệp xi măng khó chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng vì nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu....