Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán NTP) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ bằng tiền đợt 1 năm 2024.
Theo đó, Nhựa Tiền Phong đã chốt phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 cho cổ đông bằng tiền với tỷ lệ thực hiện 15%/cổ phiếu, tức cổ đông sẽ nhận được 1.500 đồng/cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền là ngày 7/1/2025, ngày thanh toán dự kiến 22/1/2025.
Với hơn 142,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp này dự kiến chi khoảng 214 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này.
Nhà máy Nhựa Tiền Phong
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.830 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ; Công ty báo lợi nhuận sau thuế đạt 519 tỷ đồng, tăng 32% nhờ giá hạt nhựa đầu vào giảm, chi phí tài chính và chi phí bán hàng lần lượt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu doanh thu 5.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 555 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp này đã hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu và vượt 12% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Mirae Asset cho biết doanh nghiệp đầu ngành nhựa này kỳ vọng tăng trưởng hấp dẫn với cơ hội từ giá hạt nhựa thấp.
Hiện, giá hạt nhựa PVC (chiếm 70% chi phí nguyên vật liệu) ở vùng thấp nhất trong 8 năm do nguồn cung tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp do tình hình bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu khởi sắc, kèm sự giảm giá của dầu thô.
Trong ngắn hạn, Mirae Asset nhận định giá PVC vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp do mâu thuẫn giữa cung cầu vẫn còn tiếp diễn khi tình hình bất động sản Trung Quốc hồi phục chậm, qua đó sẽ giúp biên lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong cải thiện.
Đồng thời, mảng bất động sản dân dụng miền Bắc đang hồi phục khả quan. Theo CBRE, trong 9 tháng/2024 tổng nguồn cung chung cư mới để bán tại Hà Nội đã đạt hơn 19.000 căn, vượt qua toàn bộ nguồn cung của năm 2023 và đánh dấu nguồn cung mới lớn nhất trong 5 năm.
Theo tìm hiểu, nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong ra đời từ năm 1960, ban đầu chuyên sản xuất mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Đến năm 1990, nhà máy chuyển hướng sang sản xuất ống nhựa PVC.
Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa, trở thành Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Hai năm sau, công ty niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu là NTP.
Đến 31/12/2021, đại diện phần vốn của Nhà nước là tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn đang nắm giữ 37,1% cổ phần của Nhựa Tiền Phong. Trước đó ngày 19/10/2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi SCIC, đề nghị triển khai thoái vốn tại doanh nghiệp này.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Nhựa Tiền Phong gồm sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng, nhựa phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải; Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại; Kinh doanh bất động sản…
Hiện tại, Nhựa Tiền Phong là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ống nhựa xây dựng và phụ tùng nhựa tại Việt Nam, chiếm 60% thị phần ngành nhựa miền Bắc và hơn 30% thị phần cả nước. Doanh nghiệp này đang sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất hơn 260.000 tấn/năm.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries.
-
Sức khỏe tài chính của “ông lớn” ngành nhựa này ra sao mà phải “giấu lỗ” dẫn đến bị phạt?
Rạng Đông Holding từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Sau đó, công tychuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp....
-
“Giấu lỗ” trong báo cáo tài chính, đại gia ngành nhựa Rạng Đông Holding bị xử phạt ra sao?
Ngoài việc không công bố các thông tin tài chính đúng thời hạn, Công ty CP Rạng Đông Holding còn thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế năm 2023, từ lỗ thành lãi.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.