11/06/2025 6:30 PM
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng cầu vượt biển hoặc cao tốc kết nối từ Vũng Tàu đến Cần Giờ trong bối cảnh hình thành siêu đô thị TP.HCM mới sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 11/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ sự tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính. Trong đó, việc sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương vào TP.HCM sẽ giúp hình thành một siêu đô thị, trung tâm kinh tế mới tầm cỡ khu vực.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị nghiên cứu đầu tư, xây dựng cầu vượt biển nối Vũng Tàu - Cần Giờ

Góp ý cụ thể thêm vào đề án, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cho biết theo địa giới đường bộ hiện hành, Bà Rịa - Vũng Tàu không giáp trực tiếp với TP.HCM. Vì vậy, cần nghiên cứu các giải pháp giao thông đột phá như cầu vượt biển hoặc cao tốc kết nối từ Vũng Tàu đến Cần Giờ để bảo đảm liên thông hạ tầng và tăng cường phòng thủ ven biển.

Ngoài ra, đại biểu này cũng đề xuất Chính phủ sớm có cơ chế hỗ trợ đặc thù về bố trí công tác, nhà ở công vụ, an sinh và hỗ trợ tài chính linh hoạt để bảo đảm "an cư lạc nghiệp" cho lực lượng nòng cốt của bộ máy hành chính mới.

Phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM nối với Bà Rịa - Vũng Tàu qua cầu vượt biển Cần Giờ

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cũng đề nghị ưu tiên chuyển đổi công năng các trụ sở này phục vụ cộng đồng như trường học, bệnh viện, trung tâm sáng tạo hoặc nhà ở xã hội.

Hồi tháng 3/2025, Sở Giao thông công chánh TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM và liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM về tuyến đường ven biển phía Nam TP.HCM.

Trong đó, nổi bật là đề xuất 3 phương án làm tuyến đường ven biển phía nam trên địa bàn TP.HCM.

Theo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường ven biển nối phía Nam TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long dài 941km, đi qua 9 tỉnh thành gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, tuyến đường ven biển phía Nam khu vực TP.HCM có chiều dài khoảng 45,5km (bao gồm 10,5km qua tỉnh Đồng Nai), với mặt cắt ngang rộng 50m, gồm 8 làn xe.

Tuyến đường này sẽ bắt đầu từ Quốc lộ 50 (Tiền Giang), băng qua sông Soài Rạp để kết nối đến huyện Cần Giờ (TP.HCM), kết nối với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cảng Phước An và kéo dài đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai).

Trong đó, phương án 2 làm đường ven biển TP.HCM nhận được nhiều sự quan tâm. Cụ thể, ở giai đoạn 1, sẽ đầu tư tuyến chính và đường kết nối với đường ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu qua cầu vượt biển Cần Giờ. Phương án này rút ngắn khoảng 40km so với quy hoạch ban đầu, tổng vốn hơn 55.800 tỷ đồng. Giai đoạn 2 tổng mức đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn là 62.231 tỷ đồng.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.