Theo UBND TP.HCM, hiện nay Nghị quyết 98/2023/QH15 quy định các nhà đầu tư chiến lược phải giải ngân toàn bộ vốn trong vòng 5 năm kể từ khi được chấp thuận đầu tư. Tuy nhiên, với quy mô đầu tư khổng lồ và thời gian thực hiện dự án kéo dài tới 22 năm, yêu cầu giải ngân toàn bộ trong 5 năm là bất khả thi. Thành phố kiến nghị điều chỉnh thời hạn giải ngân lên 10 năm kể từ khi được giao đất, mặt nước thực địa, đồng thời giữ nguyên ràng buộc không cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng dự án trong thời gian này.
Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có vị trí chiến lược tại khu vực Cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.HCM – nơi giáp luồng hàng hải quốc tế, thuận lợi để tiếp nhận tàu container trọng tải lớn. Dự án có quy mô khoảng 571 ha, trong đó khoảng 83 ha đất rừng cần được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 113.531 tỷ đồng (gần 4,8 tỷ USD), chia thành 7 giai đoạn triển khai từ năm 2027 đến 2045. Trong giai đoạn đầu (2027), nhà đầu tư sẽ xây dựng 2 bến chính và 7 bến sà lan với vốn đầu tư khoảng 778 triệu USD. Các giai đoạn sau sẽ được triển khai theo chu kỳ ba năm, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2045.
Cảng Cần Giờ được định hướng trở thành cảng trung chuyển container tầm cỡ quốc tế, có khả năng đón các tàu siêu trọng tải trên 250.000 DWT. Ngoài vai trò giải tỏa áp lực cho hệ thống cảng hiện hữu như Cát Lái và Hiệp Phước, dự án còn hướng đến mục tiêu thu hút các hãng tàu lớn toàn cầu, tạo sức bật cho TP.HCM trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực.
TP.HCM khẳng định, nếu không có sự điều chỉnh phù hợp về quy định giải ngân vốn đầu tư, nguy cơ chậm tiến độ, thậm chí làm đứt gãy phương án tài chính và thu hút nhà đầu tư là rất rõ ràng.
Với kỳ vọng cảng Cần Giờ sẽ góp phần tái cấu trúc mạng lưới logistics quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khẳng định vị thế đầu tàu phía Nam, TP.HCM đang nỗ lực tháo gỡ các rào cản pháp lý để tạo điều kiện cho dự án sớm khởi công.
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km, Cần Giờ là huyện đảo duy nhất của TP.HCM. Dù có nhiều tiềm năng để phát triển song Cần Giờ đang bị “kẹt” do thiếu sự đồng bộ của hạ tầng giao thông. Hiện nay, ngoài cảng biển quốc tế Cần Giờ, huyện đảo này đang được kỳ vọng sẽ chuyển mình trong thời gian tới với hàng loạt dự án khủng như khu đô thị lấn biển, cầu Bình Khánh, hay tuyến metro hơn 4 tỷ USD đang được xúc tiến nghiên cứu đầu tư.
-
Những diễn biến mới về tuyến metro tốc độ 250km/h nối quận 7 với Cần Giờ
TP.HCM đang nghiên cứu triển khai một tuyến metro hiện đại nối Quận 7 với huyện Cần Giờ, dự án này không chỉ mở ra một tuyến giao thông mới mà còn là cú hích cho phát triển kinh tế khu vực. Hiện Tập đoàn Vingroup đang đề xuất đầu tư dự đặc biệt này.
-
Dự án "siêu cảng” tỷ USD ở Cần Giờ vừa có bước tiến đặc biệt quan trọng
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Đây là cột mốc quan trọng trong việc triển khai dự án.
-
Hé lộ thời điểm triển khai dự án “siêu cảng” 4,8 tỉ USD ngay cửa ngõ hướng biển của TP.HCM
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,8 tỉ USD sau khi hoàn thành sẽ cảng biển lớn nhất của Việt Nam, trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới.








-
Novaland khẳng định “đủ sức” trả nợ và duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tiếp theo
Về ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC liên quan đến “Giả định hoạt động liên tục”, Novaland khẳng định đây là quan điểm thận trọng của đơn vị kiểm toán, được đưa ra từ năm 2022 đến nay. Trên thực ...
-
DIC Corp "đặt cược lớn" năm 2025: Tham vọng lợi nhuận cao nhất ba năm dù năm trước chỉ đạt 16% kế hoạch
Bất chấp kết quả kinh doanh ảm đạm năm 2024, chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận, DIC Corp (HOSE: DIG) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng gấp nhiều lần. Nếu đạt kế hoạch đề ra, đây sẽ...
-
KN Cam Ranh của ông chủ Golf Long Thành: Lợi nhuận tăng, xóa lỗ lũy kế
Trong năm 2024 KN Cam Ranh đạt lợi nhuận sau thuế hơn 189 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023 và chính thức không còn lỗ lũy kế.