Dự án Vinhomes Cần Giờ trước ngày khởi công
Tuy nhiên, cùng với kỳ vọng tăng trưởng, việc triển khai một dự án quy mô lớn tại khu vực sinh thái đặc thù như Cần Giờ cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến tính bền vững, cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.
Giới đầu tư miền Bắc chiếm đa số giao dịch
Theo ghi nhận từ các môi giới hoạt động tại khu vực xã Long Hòa, Bình Khánh và Lý Nhơn, từ đầu năm 2025 đến nay, giao dịch đất nền tại Cần Giờ tăng mạnh. Đáng chú ý, phần lớn các nhà đầu tư là người từ phía Bắc, đặc biệt đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.
“Một lượng lớn nhà đầu tư phía Bắc đã vào Cần Giờ trong 3–4 tháng trở lại đây. Họ tìm mua các lô đất gần biển hoặc nằm sát các trục đường dự kiến triển khai của dự án Vinhomes. Có người mua một lúc 2–3 nền để ‘đón sóng’,” Anh Lâm một môi giới tại Long Hòa chia sẻ.
Sự quan tâm từ giới đầu tư được lý giải một phần bởi thông tin dự án Vinhomes Cần Giờ sẽ khởi công chính thức vào giữa tháng 4, sau nhiều năm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đánh giá tác động môi trường và điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Giá đất tăng mạnh tại các khu vực giáp biển
Theo khảo sát thực tế, giá đất tại nhiều khu vực giáp biển gần dự án Vinhomes đã có mức tăng đáng kể trong thời gian ngắn. Nếu như đầu năm 2024, một số vị trí đất nền còn giao dịch quanh mức 10–12 triệu đồng/m², thì đến tháng 4/2025, nhiều lô đất đã được rao bán với mức giá 30–35 triệu đồng/m². Một số vị trí đặc biệt, gần mặt tiền đường hoặc giáp biển trực tiếp, có giá lên đến 40 triệu đồng/m².
Mặc dù vậy, mức giá này vẫn còn dao động khá lớn tùy thuộc vào pháp lý, quy hoạch và hạ tầng xung quanh. “Nhiều lô đất vẫn chưa có sổ riêng hoặc còn là đất nông nghiệp, nhưng được rao giá rất cao vì gần dự án lớn. Nhà đầu tư cần đặc biệt thận trọng trước khi xuống tiền,” một chuyên viên tư vấn lưu ý.
Hạ tầng giao thông vẫn là điểm nghẽn
Một trong những vấn đề lớn của Cần Giờ là kết nối hạ tầng còn hạn chế. Hiện tại, người dân và khách du lịch vẫn phải sử dụng phà Bình Khánh để di chuyển từ trung tâm TP.HCM đến khu vực này – vốn được xem là bất tiện và làm chậm tốc độ phát triển.
Phà Bình Khánh - Tuyến phà duy nhất kết nối Cần Giờ với Nhà Bè và trung tâm TP.HCM thường xuyên quá tải
Tuy nhiên, các dự án hạ tầng chiến lược như cầu Cần Giờ, nâng cấp tuyến đường Rừng Sác, hay các tuyến đường trục kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được thành phố đưa vào quy hoạch và kêu gọi đầu tư. Nếu được triển khai đúng tiến độ, đây sẽ là các yếu tố then chốt giúp giải bài toán kết nối, tạo điều kiện cho phát triển đô thị, du lịch và thương mại.
Liên quan đến việc phát triển các đại dự án ở Cần Giờ, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định rằng khu vực này có nhiều tiềm năng để trở thành một cực phát triển mới của thành phố, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng.
“Cần Giờ đang có cơ hội bước vào chu kỳ phát triển mới. Nếu được quy hoạch hợp lý, gắn với các tiêu chuẩn phát triển bền vững, nơi đây hoàn toàn có thể trở thành trung tâm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng lớn của phía Nam,” đại diện HoREA chia sẻ.
Dù vậy, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, phát triển tại đây cần được thực hiện một cách có kiểm soát, tránh gây áp lực lên hệ sinh thái rừng ngập mặn – vốn là tài sản sinh thái đặc biệt của TP.HCM và cũng là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận.
Đầu tư cần tỉnh táo, tránh chạy theo “sóng tin tức”
Dù dự án Vinhomes Cần Giờ đã được phê duyệt và chuẩn bị triển khai, nhưng theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần thận trọng trong bối cảnh giá đất tăng quá nhanh so với mặt bằng giá trị thực tế và hạ tầng còn đang ở giai đoạn quy hoạch.
Đại diện một đơn vị nghiên cứu thị trường tại TP.HCM cho rằng: “Hiệu ứng dự án lớn luôn khiến thị trường địa phương có biến động. Tuy nhiên, việc đầu tư dựa trên tin đồn hoặc kỳ vọng đơn thuần có thể dẫn đến rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh pháp lý và quy hoạch tại Cần Giờ vẫn còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng.”
Việc khởi công dự án Vinhomes Cần Giờ vào ngày 19/4 là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị ven biển của TP.HCM. Trong ngắn hạn, thị trường bất động sản khu vực này đang phản ứng mạnh mẽ với thông tin tích cực, thể hiện qua mức độ quan tâm và sự gia tăng giá trị đất.
Tuy nhiên, về dài hạn, bài toán phát triển tại Cần Giờ vẫn cần được giải quyết trên cơ sở hạ tầng thực tế, chính sách quy hoạch rõ ràng, và quan trọng nhất là đảm bảo tính bền vững cho cả khu vực – nơi vừa là đất sống của cộng đồng dân cư lâu đời, vừa là khu sinh thái quý giá của thành phố.
-
TP.HCM có động thái mới liên quan dự án siêu cảng biển quốc tế Cần Giờ
TP.HCM vừa có kiến nghị quan trọng gửi Chính phủ, đề xuất sửa đổi quy định về thời hạn giải ngân vốn đầu tư, nhằm tháo gỡ nút thắt lớn nhất hiện nay trong quá trình chuẩn bị triển khai dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – một trong những công trình hạ tầng chiến lược có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 113.000 tỷ đồng.
-
TP.HCM phê duyệt diện tích lấn biển hơn 1.357ha tại “siêu” đô thị Cần Giờ
Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có 1.357,12ha lấn biển, tiến độ thực hiện đến năm 2031.
-
Vingroup muốn khởi công khu đô thị 2.870ha tại Cần Giờ trước 30/4
Tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ với quy mô lên đến 2.870ha trước ngày 30/4, theo Tuổi trẻ.








-
Người thuê trọ tại TP.HCM được tính giá điện 2.271 đồng/kWh, chủ trọ thu tiền điện vượt mức có thể bị phạt nặng
Người thuê phòng trọ, nhà trọ tại TP.HCM sẽ được thống nhất định mức nước và đơn giá tiền điện là 2.271 đồng/kWh khi thuê nhà để ở. Chủ nhà trọ thu giá điện cao hơn giá quy định có thể bị phạt nặng....
-
Doanh nghiệp sở hữu siêu dự án 4 mặt tiền tại trung tâm TP.HCM vừa được “bơm” thêm 16.000 tỷ đồng
Saigon Glory – doanh nghiệp sở hữu siêu dự án 4 mặt tiền tại trung tâm TP.HCM vừa tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 23.000 tỷ đồng.
-
Vạn Xuân Group hợp tác cùng An Phong triển khai thi công phần ngầm dự án Happy One Sora
Vạn Xuân Group và Công ty CP Xây dựng An Phong (An Phong Construction) vừa tổ chức Lễ ký kết hợp tác thi công kết cấu phần ngầm dự án Happy One Sora.